Bạn đang xem bài viết Chi Phí Xây Dựng Nhà 2 Tầng Tiết Kiệm Tối Đa được cập nhật mới nhất trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn chuẩn bị xây dựng nhà 2 tầng vậy nhất định phải phải biết cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng để chuẩn bị kinh phí cũng như kiểm soát được mức chi phí xây nhà không bị vượt quá sdự tính ban đầu của mình.
1. Chi phí xây dựng nhà 2 tầng 100m2
1.1 Tính diện tích xây dựng
Diện tích móng (=1/2 tổng): 50 m2
Diện tích tầng trệt (= tổng): 100 m2
Diện tích tầng lầu (= tổng): 100 m2
Diện tích mái (=1/2 tổng): 50 m2
Bạn cần lưu ý tùy từng loại mái hoặc dựa theo từng phương án thiết kế kiến trúc mà sẽ có những mức tính diện tích theo tổng khác nhau. Ở bài viết này lấy trung bình theo những mẫu nhà thông dụng.
1.2 Đơn giá xây dựng
Đơn giá xây dựng phần thô: 2.800.000 (VNĐ / m2)
(Xây dựng phần thô chính là hình thức xây dựng hoàn thiện khung nhà và những chi phí cho vật tư ở phần thô, ngôi nhà hoàn thiện ở mức cơ bản, còn thiếu các chi tiết trang trí và nội thất…).
Đơn giá xây dựng phần thô: 2.800.000 đến 3.200.000 (VNĐ / m2)
Đơn giá xây dựng trọn gói: 4.300.000 đến 7.000.000 (VNĐ / m2)
(Đây là hình thức xây dựng hoàn thiện nhà ở và tiến hành bàn giao, chủ đầu tư có thể dọn đến ở ngay lập tức, đây là hình thức được nhiều chủ nhà lựa chọn khi tìm được những đơn vị thầu uy tín)
Từ công thức đã nêu và chọn mức giá xây dựng là 2.800.000 (xây dựng phần thô) và 4.300.000 (xây dựng trọn gói), bạn có thể tính được mức phí xây dựng như sau:
Tổng thể chi phí xây dựng phần thô: (50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 2.800.000 = 840.000.000 (VNĐ)
Tổng thể chi phí xây dựng trọn gói :(50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 4.300.000 = 1.290.000.000 (VNĐ)
2. Chi phí xây dựng nhà 2 tầng 80m2
2.1 Tính diện tích nhà 2 tầng 80m2
Diện tích móng: 50% = 40m2
Diện tích tầng 1: 100% = 80m2
Diện tích tầng 2: 100% = 80m2
Diện tích mái: 50% = 40m2
Tổng diện tích: 240m2
2.2 Đơn giá thi công
Đơn giá thi công phần thô: 3.000.000 vnđ/m2
Đơn giá thi công trọn gói: 5.000.000 vnđ/m2
Đơn giá sẽ tùy theo từng nhà thầu mà chủ đầu tư hợp tác thi công.
Dự toán chi phí xây dựng phần thô:
240 x 3.000.000 = 720.000.000 vnđ
Dự toán chi phí xây dựng trọn gói:
240 x 5.000.000 = 1.200.000.000 vnđ
3. Tính toán chi phí xây dựng nhà 2 tầng 60m2
Cách tính toán thiết kế theo không gian sử dụng: Với chẳng hạn với diện tích ngôi nhà là 5x12m=60 m2, tầng trệt, tầng lửng, tầng 1 bạn hãy tính toán như sau:
3.1 Tính diện tích thi công
Tầng trệt: 60m2
Tầng lửng : 60 m2 x 50% DTXD= 30 m2
Tầng 1 :60 m2
Mái tôn :60 m2 x 30% DTXD = 18 m2
Vậy tổng diện tích sàn cần thi công sẽ là: Tầng trệt,tầng lửng, tầng 1, mái tôn, sẽ là (60 30 60 18) = 168 m2.
Tùy thuộc vào diện tích của sàn cho thiết kế mà bên thi công sẽ nhân theo đơn giá tại thời điểm đó, tại khu vực đó.
3.2 Đơn giá thi công m2
Hiện nay, đơn giá thi công dao động từ 4 triệu đến 5 triệu đồng tùy theo khu vực và tùy vào chất lượng vật tư thi công. Nếu tính 4,3 triệu đồng (vật tư khá) một m2 hay có thể trọn gói cơ bản 4 triệu đồng/m2(vật tư tb) thì chi phí xây nhà vào khoảng (168 m2 x 4,3 triệu).
Tổng chi phí sẽ khoảng 722 triệu (toàn bộ từ móng tới mái)(trọn gói chìa khóa trao tay).
Thời gian thi công 3,5 tháng.
Nếu như muốn xây tầng 1 trệt, 1 lầu thì chi phí là 593 triệu(toàn bộ từ móng tới mái)(trọn gói chìa khóa trao tay).thời gian thi công 3 tháng.
Chi phí xây dựng nhà 2 tầng diện tích 40 m2 chính xác nhất bạn hãy tham khảo chi tiết ngay trong mục sau đây:
4.1 Chi phí nhân công
Nếu như bạn có người trông coi và hiểu biết 1 chút về xây dựng, hoặc có người quen là xây dựng nhờ làm tư vấn giám sát, cần mua gì và mua như thế nào, số lượng bao nhiêu, thép như nào, bố trí ra sao……… Hoặc tin tưởng ông cai thầu thì ông ấy sẽ tính tương đối (70%) độ chính xác thì anh chị quan tâm đến giá nhân công: 80m2x920.000/m2 tổng là 73.6 triệu.
Chi phí cho các nguyên vật liệu thô bao gồm gạch, cát, đá ximang, sắt…….. khoảng: 240 – 280 triệu phụ thuộc vào tính toán của anh chị về vật liệu tốt hay trung bình.
4.2 Chi phí nội thất
Chi phí nội thấtbao gồm sơn bả, thạch cao(nếu có), cửa gỗ, cầu thang, mái tôn chống nóng (nếu có), tủ bếp và một số nội thất khác (nếu có)…….: chi phí khoảng 200-250 triệu tùy chất lượng vật liệu.
4.3 Chi phí xây dựng nhà 2 tầng 40m2 trọn gói
Nếu như bạn không phải là người địa phương (một số thứ bất tiện: tìm mua vật liệu, nhờ ông bà trông coi….), không có hiểu biết về xây dựng, không có người quen có thể giám sát và tư vấn…….. Thì có thể lựa chọn nhà thầu thi công trọn gói . Vậy chi phí như sau:
Phần thô (bao gồm xây trát ốp lát, điện nước, thiết bị vệ sinh loại trung bình): 80m2 x 4.5 tr/m2 = 360 triệu
Phần móng (móng đơn ép cọc 200×200) : 30 -50 triệu (tùy thuộc vào địa chất ép nông hay sâu) phần này chắc là anh chị thanh toán rồi.
Phần hoàn thiện ( bao gồm sơn bả, thạch cao(nếu có), cửa gỗ, cầu thang, mái tôn chống nóng (nếu có), tủ bếp và một số nội thất khác (nếu có)…….: chi phí khoảng 200-250 triệu tùy chất lượng vật liệu
Vậy tổng chi phí khoảng 600 – 650 triệu’
5. Chi phí xây dựng nhà ống 2 tầng giá rẻ nhất
Tổng chi phí xây dựng nhà ống 2 tầng gồm:
5.1. Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là một trong những yếu tố chính tác động trực tiếp đến tổng chi phí xây nhà nói chung cũng như chi phí xây dựng nhà ống 2 tầng nói riêng. Tổng diện tích xây dựng sẽ bằng diện tích từng phần như: diện tích móng, diện tích sàn (diện tích các tầng), diện tích mái cộng lại, chưa kể các yếu tố cảnh quan bên ngoài như sân vườn.
Cách tính diện tích từng phần cụ thể như sau:
Diện tích phần móng:
Phần móng là một trong những kết cấu chịu lực quan trọng nhất của ngôi nhà, bởi móng sẽ chịu mọi tải trọng của mặt sàn các tầng cũng như thiết kế mái. Kết cấu móng có chắc chắn, thì chất lượng ngôi nhà mới trường tồn cùng thời gian năm tháng.
Có nhiều loại móng được thiết kế tùy theo tính chất của lô đất, nếu như nền đất tốt thì phương án thiết kế sẽ đơn giản và tiết kiệm nhân công cũng như nguyên vật tư hơn so với những mẫu thiết kế nhà có móng phức tạp.
Có các kiểu móng như móng đơn, móng băng, móng cọc, móng bè, mỗi móng có một cách thi công và tính diện tích khác nhau. Tuy nhiên trong dự toán chúng chúng ta lấy diện tích móng trung bình = 50% diện tích xây dựng sàn.
Diện tích phần mái:
Các mẫu nhà ống hiện nay chủ yếu được thiết kế và thi công với 3 kiểu mái chính là mái bằng, mái tôn và mái thái. Mỗi kiểu mái sẽ có cách tính cũng như đơn giá thi công khác nhau. Thông thường trong dự toán xây dựng quy ước, người ta thường tính ước lượng tương đối để tính diện tích xây dựng phần mái như: mái tôn = 30% diện tích sàn, mái bằng = 50% diện tích sàn, mái thái = 70% diện tích sàn xây dựng.
Diện tích sàn xây dựng:
Diện tích tổng sàn xây dựng, chính là diện tích của các sàn cộng lại với nhau, nhà càng nhiều tầng thì diện tích tổng sàn xây dựng càng lớn, chi phí đầu tư sẽ càng cao.
Tóm lại: Tổng diện tích xây dựng nhà ống 2 tầng = tổng diện tích sàn tầng 1 + tầng 2 + diện tích phần móng + diện tích phần mái
5.2 Đơn giá xây dựng
Đơn giá xây dựng chính là yếu tố quan trọng thứ hai, tác động trực tiếp đến tổng chi phí đầu tư xây dựng hiện nay. Đơn giá xây dựng chính là giá tiền tính theo m2, với từng loại hình dịch vụ.
Thị trường thiết kế xây dựng hiện nay có 2 hình thức thi công xây dựng với 2 đơn giá khác nhau như sau:
Đơn giá xây dựng trọn gói
Đây là hình thức khoán thầu chìa khóa trao tay phổ biến tại Việt Nam. Lựa chọn hình thức thi công này, chủ đầu tư sẽ không phải lo bất cứ vấn đề gì. Nhà thầu sẽ thay mặt chủ đầu tư lo từ A – Z mọi thứ, từ nguyên vật tư xây dựng cho đến nhân công hoàn thiện cũng như thiết kế và lắp đặt nội thất cơ bản nhất. Sau khi hoàn thiện chủ đầu tư có thể chỉ việc vào ở mà không cần phải sắm thêm hay sửa sang lại gì.
Đơn giá xây dựng trọng gói mẫu nhà ống 2 tầng phổ biến hiện nay dao động từ 4.500.000 đến 6.000.000, tùy vào chất lượng nguyên vật tư được lựa chọn cũng như độ khó của mẫu thiết kế nhà.
Đơn giá nhân công trọn gói
Nếu lựa chọn hình thức thi công này, thì chủ đầu tư phải tự lo nguyên vật tư, nhà thầu chỉ cung cấp nhân công xây dựng không. Đơn giá trung bình dao động từ 1.100.000 đến 1.300.000. Hình thức thi công này ít được chủ đầu tư lựa chọn bởi vì nếu không có kinh nghiệm cũng như thời gian thì bạn khó có thể tự lo liệu cho kịp tiến độ thi công công trình.
Sau khi tính được tổng diện tích xây dựng của công trình, lựa chọn hình thức thi công xây dựng cụ thể, thì bạn hoàn toàn có thể tự mình trả lời cho câu hỏi xây nhà ống 2 tầng hết bao nhiêu tiền?
Xây nhà ống 2 tầng hết bao nhiêu tiền hoàn toàn phụ thuộc vào diện tích xây dựng tổng cũng như đơn giá xây dựng bạn lựa chọn từ chủ thầu.
5.3 Ví dụ cụ thể tính chi phí đầu tư mẫu nhà ống 2 tầng 100m2
Tổng diện tích xây dựng :
Diện tích phần móng = 50% =50m
Diện tích sàn = 100 x 2 =200m
Diện tích phần mái bằng = 50% =50m
Tổng diện tích mẫu nhà ống 2 tầng cần xây dựng là 300m2
– Đơn giá xây nhà ống 2 tầng diện tích 100m2
Đơn giá trọn gói với chất lượng vật tư trung bình khá là 4.500.000
6. Tính toán chi phí xây dựng nhà 2 tầng mái thái
Lựa chọn thiết kế nhà 2 tầng mái thái được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay. Với chi phí xây dựng nhà mái thái 2 tầng không quá đắt, mang đến sự phù hợp cho các gia chủ ở thành thị hay ở nông thôn. Tính toán chi phí xây dựng nhà 2 tầng mái thái
6.1 Cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng mái thái theo M2
Móng băng từ 30% – 50% diện tích.
Móng cọc BTCT (Chưa có cọc)
Diện tích xây dựng các tầng, kể cả chuồng cu cầu thang tính 100% diện tích.
Sân thượng MBTCT từ 30% – 50% diện tích.
Mái tôn từ 15% – 30% diện tích.
Tầng hầm từ 140% – 200% diện tích.
Cách tính giá là: Diện tích tầng sử dụng + phần mái BTCT 30%/diện tích + móng băng 30% diện tích.
Thường giá xây nhà trọn gói khoảng 4.5tr/m2 và giá xây nhà phần thô khoảng 2.8-3tr/m2.
Móng băng từ 30% – 50% diện tích.
Móng cọc BTCT (Chưa có cọc)
Diện tích xây dựng các tầng, kể cả chuồng cu cầu thang tính 100% diện tích.
Sân thượng MBTCT từ 30% – 50% diện tích.
Mái tôn từ 15% – 30% diện tích.
Tầng hầm từ 140% – 200% diện tích.
Cách tính giá là: Diện tích tầng sử dụng + phần mái BTCT 30%/diện tích + móng băng 30% diện tích.
Thường giá xây nhà trọn gói khoảng 4.5tr/m2 và giá xây nhà phần thô khoảng 2.8-3tr/m2.
6.2 Ví dụ cụ thể dự toán chi phí xây dựng mẫu nhà 2 tầng mái thái 80m2
Diện tích nhà 2 tầng 80m2:
Diện tích móng: 50% = 40m2
Diện tích tầng 1: 100% = 80m2
Diện tích tầng 2: 100% = 80m2
Diện tích mái: 50% = 40m2
Đơn giá thi công:
Đơn giá thi công phần thô: 3.000.000 vnđ/m2
Đơn giá thi công trọn gói: 5.000.000 vnđ/m2
Đơn giá sẽ tùy theo từng nhà thầu mà chủ đầu tư hợp tác thi công.
– Dự toán chi phí xây dựng phần thô: 240 x 3.000.000 = 720.000.000 vnđ
– Dự toán chi phí xây dựng trọn gói: 240 x 5.000.000 = 1.200.000.000 vnđ
Mẫu nhà 2 tầng đẹp, hiện đại chi phí thấp
Cùng chiêm ngưỡng mẫu nhà 2 tầng đẹp, hiện đại, chi phí thấp được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay, để lên ý tưởng thiết kế mẫu nhà 2 tầng giá rẻ, đầy đủ tiện nghi.
Mặt tiền mẫu nhà 2 tầng mang phong cách hiện đại được nhiều cặp vợ chồng trẻ yêu thích hiện nay.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cách tính chi phí xây dựng nhà 2 tầng mà chúng tôi chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn có thể lên kế hoạch và chuẩn bị chi phí xây dựng ngôi nhà của mình mà không lo bị dư dội vượt chi phí dự tính ban đầu.
Tư Vấn Chi Phí Xây Nhà 1 Tầng 70M2 Hết Bao Nhiêu Tiền?
Hiện nay mẫu nhà 1 tầng đang rất được ưa chuộng tại các vùng nông thôn Việt Nam. Với mẫu nhà 1 tầng thiết kế đơn giản kết hợp sân vườn sẽ phải chi hết bao nhiêu tiền. Việc xây nhà 1 tầng cần chi phí bao nhiêu chắc đang là câu hỏi mà rất nhiều gia chủ thắc mắc. Vì vậy để giải tỏa nỗi lo lắng thắc mắc của mỗi gia chủ, trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin quan trọng xây nhà 1 tầng 70m2 hết bao nhiêu tiền cũng như những yếu tố tác động đến số tiền đầu tư xây nhà hiện nay.
1.Các yếu tố tác động đến chi phí xây dựng nhà 1 tầng
1.1. Diện tích xây dựng công trình
Trên thực tế ngành xây dựng bao đời nay, khối lượng diện tích xây nhà càng nhiều thì mức chi phí phải bỏ ra cũng theo đó mà tăng cao. Diện tích thi công xây dựng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chi phí đầu tư công trình nhà ở 1 tầng. Diện tích xây dựng lớn kéo theo chi phí nguyên vật liệu, nhân công càng lớn, tiến độ cũng kéo dài làm cho chi phí phát sinh càng cao. Vì vậy trước khi tiến hành thi công hay xác định chi phí bạn cần phải nắm bắt về diện tích xây dựng ngôi nhà của mình để có kế hoạch chi tiết về vấn đề thiết kế thi công hay dự toán chi phí chính xác.
1.2. Phong cách kiến trúc công trình
Để hạch toán được chi phí đầu tư cho ngôi nhà trước hết bạn cần có hồ sơ thiết kế kiến trúc trong tay có thể do thuê tư vấn thiết kế để tư vấn cho bạn phong cách kiến trúc phù hợp nhất với gia đình bạn. Phong cách kiến trúc là yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn loại nguyên vật liệu thi công cũng như tiến độ thi công.
Ta có mẫu thiết kế phong cách cổ điển với đường nét trang trí cầu kỳ, loại vật liệu cao cấp yêu cầu người thợ có tay nghề cao tỉ mẩn từng ngóc ngách công trình kéo theo chi phí vật liệu nhân công không hề thấp. Thay vào đó nếu bạn chọn thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại với kiểu mẫu hình khối chắc khỏe mạnh mẽ không có hoặc rất ít những đường nét chi tiết tỉ mỉ, nên hiển nhiên chi phí mọi mặt sẽ thấp hơn.
1.3. Các gói dịch vụ thi công từ nhà thầu
Trên thị trường thầu xây dựng hiện nay có đưa ra rất nhiều loại gói dịch vụ cho khách hàng lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Phổ biến là gói dịch vụ chìa khóa trao tay và gói nhân công hoàn thiện.
Gói dịch vụ chìa khoá trao tay mọi việc từ đầu đến cuối sẽ do nhà thầu lo hết, bao gồm cả nguyên vật liệu thi công, nhân công xây dựng, cơ bản nội thất hoàn thiện như xây trát, hoàn thiện phần thô để gia chủ có thể sớm dọn vào ở nhanh chóng.
Gói nhân công hoàn thiện có nhân công thi công toàn bộ do nhà thầu cung cấp. Nguyên vật liệu chủ đầu tư liên hệ để tự tìm mua. Trường hợp này nếu bạn quen biết tốt với bên cung cấp nguyên vật tư thì hãy liên hệ để được mức giá vật liệu tốt nhất, còn nếu không thì các bạn nên chọn gói chìa khóa trao tay giúp bạn tiến hành thi công công trình một cách dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian. Gia chủ phải lựa chọn cho mình gói dịch vụ thi công phù hợp, đơn giá cụ thể ra sao để lên kế hoạch dự toán chi tiết cho công trình.
2. Chi phí xây nhà 1 tầng diện tích 70m2
2.1. Gói chìa khoá trao tay
Nhà thầu bao nguyên vật liệu chất lượng loại trung bình khá, nội thất cơ bản.
Nhà thầu bao nhân công thi công hoàn thiện.
Đơn giá trung bình là 5.000.000 đồng/m2
Vậy chi phí xây nhà 1 tầng 70m2 = 70 x 5.000.000 = 350.000.000 đồng.
2.2. Gói nhân công hoàn thiện
Nhà thầu bao nhân công thi công hoàn thiện.
Chủ đầu tư bao nguyên vật liệu, nội thất thiết yếu hoàn thiện cùng phần thô.
Đơn giá trung bình là 1.000.000 đồng/m2
Vậy chi phí đầu tư xây nhà 1 tầng 70m2 = 70 x 1.000.000 = 70.000.000 đồng.
3.Bí quyết xây nhà 1 tầng giá rẻ
Để ngôi nhà của riêng bạn vừa đẹp lại vừa không tốn quá nhiều chi phí, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau.
Điều đầu tiên, các bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết về mẫu thiết kế kiến trúc phù hợp, mặt bằng công năng cụ thể, diện tích mặt bằng, thời gian thi công, phân chia từng khu theo dự định bố trí.
Tiến hành tham khảo người thân người quen nơi mua nguyên vật liệu thi công được giá rẻ tiết kiệm, còn có thể tìm kiếm những công trình lớn thanh lý vật liệu thi công thừa đang sử dụng được mà vẫn đảm bảo chất lượng. Nếu không có khả năng làm những việc này thì cân nhắc lựa chọn gói thầu chìa khóa trao tay.
Tham khảo lựa chọn kỹ càng nhà thầu thi công, khảo sát những công trình thực tế mà nhà thầu đã thi công để có cái nhìn đánh giá khách quan về năng lực chuyên môn của nhà thầu. Tránh hiện tượng chọn phải nhà thầu không có uy tín hay báo giá quá thấp gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng công trình. Lưu ý khi xây nhà tiết kiệm tối đa là hiệu quả nhưng phải đi đôi với chất lượng đạt được có xứng đáng với số tiền đã bỏ ra hay không mới là thượng sách nhất.
Nghiên cứu kỹ hợp đồng thi công trước khi ký kết với nhà thầu, đảm bảo làm đúng luật, đảm bảo quyền lợi cũng như đảm bảo chất lượng công trình của gia đình.
Vì vậy để biết xây nhà 1 tầng hết bao nhiều tiền, câu hỏi không quá khó, cái chính là các bạn phải biết được mình đang có những gì và sử dụng như thế nào cho hiệu quả có đáng để thực hiện hay không, mình mong muốn điều gì,… Mong rằng sau khi đọc hết bài viết này các bạn có dự định xây nhà 1 tầng với diện tích khoảng 70m2 sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn để thiết kế cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh tuyệt vời.
Xây Nhà Cấp 4 Thế Nào Để Tiết Kiệm Chi Phí Nhất Ở Nông Thôn Và Hà Nội?
1. Cách tiết kiệm chi phí trong giai đoạn chuẩn bị xây nhà cấp 4
Việc lập kế hoạch trước khi xây nhà luôn là một việc hết sức quan trọng, đóng vai trò như một kim chỉ nam cho cả một quá trình xây dựng, tránh việc lúng túng trong lúc tiến hành: – Hỏi giá VLXD, giá nhân công hiện tại thực tế. – Biết cân đối giữa diện tích sinh hoạt và diện tích xây dựng. Ví dụ bạn xây một ngôi nhà với diện tích 50m2, trong đó diện tích cầu thang, lối đi chiếm 30% còn lại bạn có 35m2 để xây dựng các phòng sinh hoạt. Hãy tính thử xem bạn sẽ xây được bao nhiêu phòng, diện tích ra sao cho cân đối nhất.
– Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình bạn hãy ước tính nhu cầu để xây phòng cho phù hợp với túi tiền. – Chuẩn bị tâm lý vững vàng, tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra để hạn chế chi phí phát sinh, tránh việc xây theo ý muốn, sở thích nhất thời. Rất nhiều gia chủ bị cuốn theo vòng xoáy này khiến kế hoạch xây nhà bị phá vỡ, gánh nặng tiền bạc ngày càng nhiều. – Mọi ý kiến đóng góp từ bên ngoài chỉ để tham khảo, đừng để ảnh hưởng nhiều tới việc xây nhà bởi bạn mới là người bỏ chi phí và quyết định mọi thứ. – Tận dụng sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để tìm thấy tư vấn của các chuyên gia, nhà thiết kế chuyên nghiệp , uy tín trước khi đặt móng cho ngôi nhà. – Tham khảo một số mẫu thiết kế của những người cùng địa phương sẽ cho bạn một ý tưởng phù hợp với phong tục tập quán. – Đọc sách chuyên môn, tham khảo các mẫu thiết kế trên mạng, tìm một vài công trình tiêu biểu của các công ty thiết kế nổi tiếng. – Khi thiết kế nhà cấp 4 cũng nên chú ý đến khẩu độ cột của nhà, khẩu độ quá lớn hoặc quá bé cũng gây tốn kém. – Thiết kế chuẩn mực cũng góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư cho phần thi công bởi tính hợp lý và những lợi ích về mặt không gian sử dụng cho nhà.
2. Tiết kiệm chi phí xây nhà cấp 4 trong giai đoạn thiết kế
Chọn nhà thiết kế: Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế: – Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế. Nhưng cách này rất nhiều rủi ro. Lựa chọn nhà thiết kế: – Nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy, tránh trường hợp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về dẫn đến chi phí phát sinh. – Không nên sửa bản thiết kế nhiều lần.
Các lưu ý đối với việc thiết kế nhà: 1. Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất. 2. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà. Cần đầu tư phần móng để khi có nhu cầu xây thêm tầng không phải tốn tiền sửa lại. 3. Không tốn tiền thuê trang trí hoa văn 4. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai 5. Phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ra đặt ở trên cao. Nơi đầu giường có thể tạo một khe hở cao mười phân, dài bằng bề ngang của giường, có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Khi trời tối đến, đóng kín cửa rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì được hít thở khí tự nhiên. Thiết kế thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc gắn máy lạnh. 6. Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 – 4,5m để tiết kiệm vật liệu xây dựng và thông thoáng. 7. Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12 -15 m2 để dễ kê đồ. 8. Cửa sổ và cửa lớn nên có kích thước hợp lý,giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà
Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng 1,2-1,5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm-90cm;
Cửa sổ nên làm 2 cánh rộng tổng cộng 90cm – 1,2m, cao khoảng 1,2-1,5m;
Nên chọn các loại vật liệu làm cửa bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí.
9. Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong… 10. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích. 11. Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp. 12. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Có thể làm thêm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này. 13. Đường dây điện không nên đi ngầm trong tường mà nên đi trong ống gen. 14. Đối với đồ nội thất bạn có thể mua sắm dần sau khi đã làm xong nhà và phải có kế hoạch mua đồ cho đồng bộ và hài hòa, có thể sử dụng nội thất làm từ vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp.
3. Tiết kiệm chi phí xây nhà cấp 4 trong khi thi công
Chọn nhà thầu thi công: - Nên tham khảo nhiều nhà thầu trước khi giao lòng tin và ngôi nhà của bạn. Một điều cần lưu ý là giá cả rẻ lúc đầu chưa chắc là tiết kiệm về sau. Bởi có thể chi phí sửa chữa cho ngôi nhà của bạn có thể cao hơn so với chi phí trả cho nhà thầu uy tín ban đầu. – Để đánh giá nhà thầu bạn cần tổng hợp từ nhiều nguồn. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. - Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu…). – Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thời gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công. – Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn. Chọn hình thức thi công: Nên chọn hình thức thi công trọn gói mặc dù chất lượng sẽ khó kiểm soát. Để hạn chế việc khó kiểm soát chất lượng, cần làm rõ với chủ thầu về đơn giá (thường theo m2 xây dựng) gắn liền với quy cách, chất liệu và tiến độ. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. >> Tham khảo 4 gói thi công nội thất chuyên nghiệp tại Hà Nội của Nội Thất Trẻ với giá hấp dẫn nhất Chọn vật liệu xây dựng: – Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. – Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh), khả năng tự làm sạch (kính, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. – Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương. Một số vấn đề cần quan tâm: – Khi thi công thật trung thành với những gì đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu… – Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà, tránh được việc vay mượn để xây nhà. Các câu hỏi cần được đặt ra mỗi khi cân nhắc các hạng mục xây dựng là: phần này có cần phải xây dựng ngay chưa? Nếu không có thì sẽ ảnh hưởng các phần khác thế nào? Nếu bây giờ chưa làm thì sau này có bổ sung được không? Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước, thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Nếu đi đường điện và nước nổi thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được. – Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tốn thời gian nhưng lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ. – Hằng ngày nên tổng kết các khoản chi tiêu, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu.
chúng tôi
Cách Quản Lý Chi Phí Khi Xây Nhà
Đa số những ai lần đầu tiên xây nhà đều có quan tâm lớn nhất là : ” Xây nhà sẽ hết bao nhiêu tiền”. Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác thật không dễ tí nào, thậm chí đến những nhà thầu nhiều năm kinh nghiệm thì con số dự báo không bao giờ đảm bảo chính xác 100%. Lý do là vì quá trình xây dựng một căn nhà thường có thời gian kéo dài từ 3 – 9 tháng, nên việc thay đổi giá cả vật liệu ( phần thô và hoàn thiện) trong quá trình xây dựng là một điều thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, để hoàn thành một căn nhà cũng cần có chi phí cho nhân công xây dựng, mà năng suất của thợ phụ thuộc vào tay nghề, sức khỏe và thậm chí cả thời tiết nữa. Do có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên việc xác định chi phí xây dựng thường có những sai lệch nhất định, những nhà thầu nào có kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ tay nghề thợ thuyền tốt, nếu quản lý chi phí chặt thì thường ước lượng chi phí chính xác đến khoảng 90% – 95% là tối đa.
Trên thực tế, việc ước lượng chi phí xây nhà có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý của gia chủ. Bởi vì giữa ước lượng (mang tính chất dự báo) và thực tế bao giờ cũng có sự chênh lệch nhất định do các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan thường là tình hình kinh tế vĩ mô biến động khiến cho giá nguyên vật liệu hoặc giá nhân công thay đổi. Tuy nhiên, nếu quan sát thêm tình hình thị trường trong những năm gần đây thì giá cả vật liệu xây dựng không biến động nhiều. Do đó, các yếu tố khách quan từ thị trường hầu như ảnh hưởng không nhiều đến giá thành xây dựng. Điều đó suy ra rằng, nếu một công trình bị phát sinh chi phí từ 20% trở lên thì phần lớn nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố chủ quan là kinh nghiệm ước tính và khả năng quản lý chi phí của chủ nhà.
Công tác quản lý chi phí xây nhà nói riêng và quản lý chi phí nói chung phải tuân theo một công thức như sau :
Các chủ nhà không rành về xây dựng thường sẽ tìm các đơn vị thân tín để làm nhà cho mình và giao khoán toàn bộ công việc. Đối với những trường hợp này thì việc quản lý chi phí cũng tương đối nhẹ nhàng vì đơn giản chủ nhà chỉ cần tìm những đơn vị thân tín để báo giá công việc trọn gói và chọn ra đơn vị có giá tốt nhất. Lưu ý rằng đối với các hợp đồng trọn gói thì chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu đưa ra danh sách công việc chi tiết cũng như chủng loại chất lượng của từng sản phẩm để dễ dàng so sánh và theo dõi trong quá trình thi công.
Nếu chủ nhà muốn tự mình xây nhà thì việc lập kế hoạch chi phí sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để có thể lập kế hoạch chi phí đòi hỏi chủ nhà phải có bản vẽ thiết kế chi tiết. Dựa trên thiết kế chi tiết, chủ nhà sẽ lập dự toán chi tiết các công việc sẽ thực hiện trong quá trình thi công. Ứng với mỗi công việc sẽ cần một khối lượng vật tư, nhân công và thiết bị thi công nhất định. Khối lượng này chính là cơ sở để dự trù và quản lý chi phí trong quá trình thi công. Nếu muốn thực hiện ước lượng theo phương thức này, chủ nhà nên thuê một bên tư vấn có kinh nghiệm để kết quả ước tính được chính xác.
Thực hiện: Dựa trên kế hoạch đã đề ra, chủ nhà tiến hành thực hiện từng bước theo kế hoạch. Lưu ý trong giai đoạn này, việc giám sát chất lượng công việc thực hiện là rất cần thiết vì nó sẽ quyết định đến chi phí bảo trì cho công trình về sau.
Giám sát: Dựa trên kế hoạch đề ra và kết quả thực hiện công việc theo thời gian, chủ nhà hoàn toàn có thể so sánh để biết được chi phí cho công việc đã thực hiện có tương xứng với kế hoạch đã đề ra hay chưa ? Nếu như chi phí thực hiện đang vượt so với kế hoạch đề ra ban đầu thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các phương án điều chỉnh.
Điều chỉnh: Việc điều chỉnh kế hoạch chi phí sẽ dựa trên kết quả theo dõi tiến trình thực hiện, và sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện đối với các công việc tiếp theo nhằm đảm bảo chi phí thực hiện cho toàn bộ công trình đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra.
Cách ước tính chi phí xây dựng một căn nhà ?
Việc ước tính đúng chi phí hoàn thành một căn nhà không khó, cho dù bạn không phải là một chuyên gia xây dựng ! Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện đúng các bước theo trình tự sau đây :
Liệt kê toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà.
Đối với từng khoản mục chi phí, hãy liệt kê số lượng cụ thể của từng công tác, hoặc chủng loại vật tư (chẳng hạn số m2 sàn xây dựng, số thiết bị vệ sinh, số thiết bị điện…)
Ứng với mỗi công tác hoặc chủng loại vật tư, hãy tham khảo từ 3 – 5 báo giá để có mức giá trung bình.
Cộng toàn bộ chi phí của các khoản mục.
Tính thêm 1 khoản chi phí dự phòng bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
Các khoản mục chi phí mà đa số chủ nhà thường thấy rõ nhất chính là chi phí thiết kế, chi phí xây dựng cơ bản và chi phí mua sắm các vật tư hoàn thiện. Thế nhưng chỉ bấy nhiêu khoản mục chi phí trên vẫn chưa đầy đủ để xem là chi phí hoàn thành một căn nhà.
Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, khi đó bạn phải tiêu tốn thêm một khoản chi phí để gia cố móng nhà bằng phương án sử dụng cọc ép hoặc cọc khoan nhồi. Do đó, nếu không khảo sát kỹ, bạn sẽ phải phát sinh thêm 1 khoản gọi là chi phí gia cố móng. Chi phí này có thể chiếm từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc hơn nữa tùy thuộc vào quy mô hoặc địa chất nơi bạn xây nhà.
Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chắc chắn bạn sẽ có những thay đổi nhất định so với dự kiến ban đầu. Những yêu cầu thay đổi này sẽ tác động đến chi phí xây dựng hoặc mua sắm thiết bị của bạn. Chẳng hạn nếu bạn muốn ngăn thêm phòng, làm thêm nhà tắm, hoặc chọn các loại gạch ốp lát, sơn nước đẹp hơn… thì sẽ làm phát sinh thêm 1 khoản chi phí như chi phí vật tư, chi phí nhân công để thực hiện phần công việc đó. Thường nếu việc dự tính ban đầu tốt thì các khoản chi phí này là không đáng kể và nằm trong 10% tổng chi phí xây dựng và mua sắm thiết bị. Do đó để đảm bảo nguồn tài chính khi xây dựng nhà, bao giờ các chuyên gia cũng khuyên các bạn nên dành ra tối thiểu 10% tổng chi phí xây dựng và mua sắm thiết bị để làm khoản chi phí dự phòng phát sinh.
Một căn nhà sau khi hoàn thành xong chưa phải là kết thúc mà nó sẽ gắn liền với cuộc sống của gia chủ trong nhiều năm sau nữa. Trong lúc việc bảo hành công trình thường chỉ kéo dài trong 1 năm đầu tiên sau khi bàn giao nhà. Nếu trường hợp sau 3 – 5 năm sử dụng, căn nhà bị hư hỏng nặng về kết cấu (như bị nứt sàn, nứt tường…) hoặc bất tiện trong quá trình sử dụng (không thiết kế, không thông thoáng…), lúc đó chủ nhà phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để cải tạo sửa chữa thì rõ ràng chi phí xây dựng căn nhà bây giờ không chỉ là chi phí ban đầu đã bỏ ra, mà còn phải cộng thêm khoản chi phí để cải tạo, sửa chữa này nữa. Đây gọi là chi phí chất lượng của căn nhà. Ấy thế nhưng thường ít chủ nhà nào suy nghĩ về khoản chi phí chất lượng này mà chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư xây dựng ban đầu mà thôi.
1. Chi phí phá dỡ nhà cũ (nếu căn nhà mới xây dựng trên khu nhà cũ) 2. Chi phí gia cố móng (nếu căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu) 3. Chi phí cấp phép xây dựng (thường khoảng 7 triệu – 20 triệu đối nhà ở riêng lẻ) 4. Chi phí xây dựng cơ bản (xây dựng phần thô và hoàn thiện). 5. Chi phí mua sắm vật tư thiết bị. 6. Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh.
7. Chi phí đảm bảo chất lượng công trình: + Chi phí thiết kế công trình (khoảng 3% dự toán)+ Chi phí giám sát thi công (khoảng 3% dự toán)+ Chi phí quản lý dự án (đối với công trình quy mô lớn khoảng 2,5% dự toán)+ Chi phí bảo trì, sửa chữa sau bảo hành.
Dựa trên cơ sở các khoản mục chi phí này, bạn có thể ước tính bằng cách tự tính toán ra khối lượng công việc của từng khoản mục và tham khảo một vài báo giá tin cậy nhất. Sau đó áp từng báo giá với khối lượng công việc tương ứng để có được giá thành của từng hạng mục. Hoặc một cách khác dễ dàng hơn là bạn hãy mời các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho từng khoản mục đến báo giá cho công trình của bạn. Do các thầu này có kinh nghiệm trong nghề nên họ sẽ thay bạn trong việc phân tích các khối lượng cụ thể và áp đơn giá một cách chính xác hơn.Bên cạnh đó, bạn cũng nên thuê các đơn vị tư vấn để thực hiện công tác thiết kế, giám sát chất lượng cho căn nhà của mình nhằm giảm thiểu các chi phí bảo trì, sửa chữa sau khi hoàn thành công trình. Không ít chủ nhà cho rằng chi phí này thật “lãng phí” vì giả sử căn nhà đầu tư với dự toán khoảng 1 tỷ đồng thì khoảng chi phí tư vấn rơi vào khoảng 60 triệu đồng. Số tiền ấy đủ mua một vài món đồ nội thất sau này, vậy mà tự nhiên mất phí cho tư vấn thì uổng quá. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì chi phí này giống như một khoản phí để bảo hiểm cho công trình được thực hiện vì sau khi thi công xong rồi mà phải tốn tiền để chỉnh sửa hoặc bảo trì vì công trình bị lỗi kỹ thuật thì chi phí lúc này có khi lên đến hàng trăm triệu đồng chứ chẳng chơi. Do đó, việc thuê tư vấn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức và mong muốn của chủ nhà.
Ước tính chi phí xây nhà đúng thì đã đủ chưa ?
Như đã phân tích ở trên, chi phí hoàn thành căn nhà cuối cùng không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm ước tính mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản lý chi phí của chủ nhà. Những tình huống thường gặp nhất khiến cho chi phí xây nhà sau cùng không đúng với dự trù ban đầu là :
Không khảo sát kỹ lưỡng khi mua đất : Thường khi mua đất người ta chỉ hay để ý đến vị trí của khu đất mà ít để ý đến tình trạng địa chất của khi đất. Có những vùng dân cư mới được hình thành trên khi đất trước khi vốn là đầm lầy được san lấp lại. Những trường hợp này khiến cho chủ nhà phải phát sinh một khoản chi phí cho công tác gia cố móng, thường từ 50 triệu đến 200 triệu hoặc hơn tùy thuộc vào quy mô xây dựng.
Không thực hiện đúng quy trình xây dựng : Việc không thực hiện đúng quy trình xây dựng nhà có thể khiến cho căn nhà bị phát sinh nhiều chi phí cho những công tác được làm lại. Các công tác làm lại ở đây có thể là công tác thiết kế hoặc thi công hoặc cả thiết kế và thi công. Chẳng hạn ban đầu gia chủ không quan tâm đến vấn đề phong thủy, nhưng trong quá trình xây dựng lại nghe góp ý của nhiều người về phong thủy. Cuối cùng, chính chủ nhà là người ra quyết định điều chỉnh thiết kế, thậm chí phải phá dỡ những phần việc đã làm để thực hiện lại…
Không có thiết kế rõ ràng trước khi xây dựng : Có nhiều chủ nhà cho rằng việc thiết kế nhà đâu có gì quan trọng đâu mà phải bỏ tiền ra để thuê người thiết kế. Đến khi xây dựng lên nửa chừng mới thấy “sao chỗ này nhìn kỳ kỳ, chỗ nọ nhìn không ưng ý”, mà đã không ưng ý thì phải sửa ngay. Thế là thợ xây xong, phải tốn công đập ra, rồi xây lại nên phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, việc không có thiết kế rõ ràng trước khi xây dựng dễ khiến cho bạn dễ bị lung lay khi có nhiều người góp ý trong quá trình xây dựng. Một khi ý định đã lung lay rồi thì việc thay đổi, sửa chữa chỉ còn là sớm hay muộn mà thôi. Ngoài ra, không có thiết kế chi tiết trước khi xây dựng còn có thể là sơ hở để các nhà thầu làm ăn chụp giựt lợi dụng những điểm mập mờ để làm phát sinh cho căn nhà hoặc không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của căn nhà.
Không thỏa thuận rõ ràng khi ký kết hợp đồng thi công : Trong giai đoạn hiện nay, thị trường xây dựng đang có vô số các nhà thầu lớn bé đang cạnh tranh nhau từng miếng bánh nhỏ của thị trường. Trong số những nhà thầu đó, có những nhà thầu tốt, nhưng cũng không ít những nhà thầu xấu, làm ăn theo kiểu chụp giựt. Họ nhìn khách hàng như những con cá và họ là người đi câu với mồi câu là sản phẩm giá rẻ. Và bạn biết đó, một khi cá đã cắn câu rồi thì những nhà thầu này sẽ tìm mọi cách để làm cho công trình bị phát sinh. Chủ nhà ban đầu cứ tưởng rằng mình kiếm được thầu làm với giá rẻ, ai ngờ đến khi làm xong thì tổng chi phí bỏ ra lại chẳng rẻ tí nào. Cho nên, để đảm bảo rằng các nhà thầu xấu kia không thể tự tiện phát sinh, bạn phải ràng buộc họ bằng những điều khoản thật rõ ràng, kỹ lưỡng khi soạn thảo hợp đồng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Phí Xây Dựng Nhà 2 Tầng Tiết Kiệm Tối Đa trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!