Xu Hướng 10/2023 # Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng # Top 11 Xem Nhiều | Duhocbluesky.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

( 31-05-2023 – 11:54 AM ) – Lượt xem: 42059

– Nên dựng hình thật kĩ bằng cách dựa vào tỉ lệ chuẩn đã học ở góc chính diện để áp dụng vào góc 1/2, sau đó so sánh tỉ lệ chuẩn với tỉ lệ của người mẫu để phác họa ra chân dung của họ.

– Do đang vẽ góc nghiêng nên chúng ta phải chú ý phần tỉ lệ tai, mang tai và vị trí quai hàm. Nên gióng trục ngang các phần đó qua các ngũ quan còn lại để xác định các vị trí được chính xác hơn.

– Cố gắng quan sát kĩ đặc điểm của người mẫu để vẽ cho giống vì chúng ta chỉ vẽ có nửa gương mặt của họ nên nếu vẽ theo kiểu thuộc lòng sẽ dễ sa vào tình trạng “vẽ 10 như 1”.

– Chú ý từng tiểu tiết của ngũ quan nhân vật như hình dạng mắt, hình dạng mũi, miệng, tai, đặc biệt là tóc, bởi ở góc 1/2 chỉ thấy có nửa mặt như thế này càng phải tìm và vẽ ra nhiều đặc điểm đặc trưng của người mẫu càng nhiều càng tốt.

– Phân diện cho kĩ theo cấu trúc đã được học ở góc chính diện, ngay cả tóc cũng cần được phân diện.

– Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ.

– Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt, áo nên cho đậm hơn da người một chút.

– Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.

– Để vẽ chân dung có hồn chúng ta nên tập trung công lực vào đôi mắt, tóc và những cử chỉ nho nhỏ đặc trưng của nhân vật nhiều 1 chút.

– Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.

– Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.

– Tăng đậm tóc, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.

– Diện tối của góc chính diện nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng của nguồn sáng. Ở đây, do nguồn sáng chiếu từ góc đối diện với gương mặt nhân vật, đồng thời tôi cũng đang vẽ góc 1/2 nên diện tích của mặt tối trên gương mặt người mẫu nhiều và gắt tuy nhiên độ phản quang lại không được sáng cho lắm.

– Đối với ánh sáng như thế này, để tả khối và chiều sâu của diện sáng cho tốt chúng ta cần phải nắm vững về quy luật khối. Dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau.

– Đặc biệt do đặc trưng của góc độ vẽ mà ta phải vẽ không gian nền thật đậm ở phía trước mặt người mẫu, như vậy mới tạo được cảm giác làm nổi gương mặt nhân vật bật lên khỏi tờ giấy. Không gian nền phía sau gáy của người mẫu ta chỉ cần vẽ sắc độ vừa phải là đủ.

– Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc…

– Vẽ kĩ những phần trong tối như cánh mũi, tai, yết hầu, tóc mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4. Phần áo của người mẫu có sắc độ đậm hơn với da người nên cần phải diễn tả nhiều hơn 1 chút.

– Do tóc của người mẫu có nhiều lọn nên tôi xử lý bằng cách chia lọn ra trước rồi sau đó đan nét tăng đậm những phần gần chân tóc, chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc dựng lên bo tròn theo khối đầu sau đó dùng tẩy lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng.

– Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, chú ý vẽ lông mày và con ngươi cho đủ độ để tương quan bài vẽ có điểm nhấn, đồng thời tách độ đậm của người mẫu ra khỏi độ đậm của không gian nền.

Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng

( 28-03-2023 – 01:32 PM ) – Lượt xem: 27539

Bước 1:

– Dựng hình góc nghiêng có tỉ lệ trục dọc không khác góc chính diện là mấy, nên ta thực hiện việc xác định các tỉ lệ cơ bản trong thời gian nhanh nhất có thể kết hợp với việc đo đạc kĩ lưỡng các điểm chốt của từng ngũ quan trên gương mặt người mẫu.

– Để vẽ trục ngang chính xác, các bạn nên gióng trục cẩn thận, chú ý so sánh tầm mắt của chính mình đặt ở vị trí như thế nào so với mẫu, từ đấy mới có thể xác định & áp dụng chính xác quy luật xa gần được.

– Phân diện gương mặt theo sáng tối lớn dựa trên cấu trúc khối.

Bước 2:

– Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ.

– Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt nên cho đậm hơn da người một chút.

– Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.

Bước 3:

– Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.

– Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.

– Tăng đậm tóc theo từng lọn, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.

Bước 4:

– Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc…

– Vẽ kĩ những phần trong tối như mắt, cánh mũi, môi, yết hầu, xương quai xanh mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4.

– Do tóc của người mẫu là tóc đinh nên tôi xử lý bằng cách đan nét tăng đậm những phần gần chân tóc, sau đó chuốt nhọn chì liên tục để đan nét tỉa từng sợi tóc dựng lên bo tròn theo khối đầu sau đó dùng tẩy lấy sáng nhẹ ở những chỗ tóc bắt sáng.

– Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, cũng như không để bài vẽ bị loạn sáng.

Hướng Dẫn Đánh Bóng Chân Dung Góc Nghiêng

Bước xác định góc vẽ cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Tỉ lệ chuẩn – đừng chọn góc bị phối cảnh quá nhiều, dựng hình không được hay dựng hình chậm là sml ngay.

Rõ nguồn sáng – nếu gặp trường hợp nhiều nguồn sáng cùng chiếu vào mẫu, hãy chọn 1 nguồn sáng chính để vẽ.

Nếu tay vẽ còn non, đừng nên chọn góc có mặt tối nhiều quá hay có mặt sáng nhiều quá mà nên canh sao cho diện tích phần sáng – phần tối đủ khả năng vẽ của mình là được.

Đây là góc ổn nhất hiện tại.

Phân tích – Đường Tầm Mắt

Trước khi dựng hình ta nên ôn lại một chút về quy luật phối cảnh 2 điểm tụ đã.

Quy luật phối cảnh 2 điểm tụ với tầm mắt thấp hơn mẫu.

Đối với góc vẽ như thế này, các bạn phải ngước mắt lên mới có thể nhìn thấy mẫu hay nói cách khác là tầm mắt của các bạn lúc này đang thấp hơn mẫu. Do đó, theo quy luật phối cảnh thì điểm tụ 1 và điểm tụ 2 sẽ dốc xuống giao với đường tầm mắt, đồng nghĩa với việc các trục ngang trên chân dung người mẫu cũng sẽ được dốc xuống chứ không có song song mặt đất.

Phân tích – Tỉ Lệ Chân Dung Chuẩn

Các bạn còn nhớ gì về tỉ lệ chuẩn của một chân dung góc chính diện chứ???

Các bạn còn nhớ cách dựng hình tượng góc nghiêng chứ?? Nếu các bạn chưa bao giờ vẽ góc nghiêng tượng vạt mảng (hay vẽ chưa được tốt), thì có lẽ các bạn nên quay lại đọc bài viết “Hướng Dẫn Vẽ Tượng Góc Nghiêng” của PICS rồi luyện vẽ tượng cho kỹ, cho thật nhuần nhuyễn. Vì cách vẽ chân dung góc nghiêng cũng không khác gì vẽ tượng góc nghiêng cả nên PICS sẽ không đề cập lại vấn đề này nữa!

Các bạn nên biết rằng, vẽ người mẫu thật khó vẽ hơn tượng nhiều. Vì con người không thể nào ngồi im hoàn toàn mà không nhúc nhích động đậy như tượng được, cho nên các bạn dựng hình chưa vững sẽ rất khó đo đạc tỉ lệ dựng hình các kiểu.

Phân tích – Phân Diện Các Cơ Trên Gương Mặt

Phân diện các nhóm cơ trên chân dung người mẫu.

Các nhóm cơ trên gương mặt cũng khá nhiều và chúng chia ra làm:

Phần cơ Nông – có thể thấy được bằng mắt thường.

Phần cơ Sâu – không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Nhưng thường thì khi phân diện, chúng ta chỉ diễn tả phần cơ nông thôi cho đơn giản và bớt phức tạp. Vì vậy, các bạn nên học thuộc lòng phần phân diện này.

Và đây là thành quả sau khi dựng hình xong.

LƯU Ý là trong quá trình dựng hình, các bạn luôn phải:

Thường xuyên gióng trục ngang & trục dọc, nhất là trục ngang, để đối chiếu cho xương, cơ, 2 nửa của gương mặt có sự đối xứng và không bị lệch.

Vẽ nét phác phân diện cơ trên gương mặt người mẫu ra đàng hoàng để đánh bóng cho đúng diện tích, tránh trường hợp mải đánh bóng quá, lỡ tay làm méo mó khối cơ mặt.

Phân tích – Khối Căn Bản Của Chân Dung

Mục đích của việc quy hết các khối phức tạp trên chân dung quay về khối căn bản là để các bạn dễ dàng hình dung quy luật sáng – tối của một chân dung khi được ánh sáng chiếu vào, bất kể ánh sáng đến từ đâu.

Dĩ nhiên, đối với một nguồn sáng quá phức tạp chúng ta sẽ cần phải nhìn trực tiếp vào mẫu để đối chiếu, nhưng với kiến thức về khối sẵn có của các bạn khi các bạn THỰC SỰ HIỂU CHÚNG, thì việc thể hiện chúng rõ ràng ra trên mặt giấy sẽ trở nên nhanh hơn rất rất nhiều!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? Nhưng, bóng bản thân của một khối chính là phần tối của khối đó.

Một khi đã hiểu khối cơ bản trên gương mặt thì các bạn có thể chủ động vẽ được hết quy luật sáng – tối như trên mà không cần nhìn mẫu luôn đó. Dĩ nhiên là đối với những nguồn sáng cơ bản thôi nha!

Đã hiểu rồi thì giờ chúng ta bắt đầu quay lại phần chính của bài hướng dẫn đánh bóng chân dung góc nghiêng thôi nè!!!

Ở bước này các bạn nên tranh thủ vẽ nền một chút. Nền khá quan trọng đó, vẽ nền ngay từ những bước đầu tiên sẽ giúp mắt chúng ta cân bằng sắc độ được tốt hơn, tránh lỡ tay vẽ đậm quá hay nhạt quá.

Các phần có sắc độ sậm hơn da người trên chân dung như tóc, con ngươi, lông mày, quần áo phụ kiện (nếu có) thì phải mạnh dạn tăng đậm hơn da người luôn nha. Có thể là đan nhiều hơn 3-4 lớp chì vào khu vực đó chẳng hạn.

Qua bước tiếp theo chúng ta sẽ tập trung tăng đậm phần tối theo nguyên tắc gần rõ – xa mờ. Ở bước này do phải lên nhiều lớp nhằm tăng đậm, nên các bạn phải nhớ chuốt chì 2B cho nhọn thường xuyên thì nét đan của mình mới “trong trẻo” được.

Các phần phụ kiện như quần áo, trang sức (nếu có) cũng lên sắc độ theo cách mà các bạn lên sắc độ cho phần chân dung.

Ở bước cuối cùng, chúng ta tập trung chuyển độ: từ sáng sang mờ, từ mờ sang tối. Việc nhấn nhá trong bước này các bạn chỉ cần sử dụng chì 4B là đủ.

Trong bước này dễ bị “sai một ly, đi một dặm” lắm, bí quyết để tránh sai sót là hãy-thường-xuyên-nheo-mắt-lại-và-lùi-ra-xa-ngắm-bài-vẽ, việc phát hiện ra lỗi sai và chỉnh sửa chúng kịp thời nhiều khi sẽ giúp các bạn tăng thêm 0,5 – 1 điểm lận đó.

Hiện PICS STUDIO đang tổ chức lớp học “Mỹ Thuật Căn Bản” . dành cho các bạn đang có nhu cầu học luyện thi đại học hay bổ sung kỹ năng vẽ để làm việc (làm xăm, vẽ minh họa bìa – sách báo, làm game).

Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ:HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí.Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

Hướng Dẫn Vẽ Tượng Góc Nghiêng

Tiếp nối bài viết trước đó là “Hướng Dẫn Vẽ Tượng Vạt Mảng Căn Bản Góc Chính Diện” , nGóc nghiêng được liệt vào hàng ngũ là những góc khó và thực tế là ít có tài liệu hướng dẫn nào giải thích cặn kẽ cho các bạn hiểu, cho dù các bạn có đọc tài liệu bằng tiếng Anh đi chăng nữa (huống chi là tiếng Việt). Vì vậy, mới vẽ góc nghiêng lần đầu các bạn không nên ham hố chọn mẫu quá phức tạp làm gì. Vì vậy trong bài viết này, tượng mà PICS hướng dẫn các bạn vẽ góc nghiêng sẽ là TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN nha nha. Lý do lớn nhất PICS viết bài viết này là muốn giúp đỡ các bạn, những người đang có ý định bước chân vào con đường nghệ thuật có những kiến thức căn bản nhất định. Tác giả bài viết: ay PICS viết thêm bài “Hướng Dẫn Vẽ Tượng Góc Nghiêng” nhằm củng cố thêm kiến thức đầy đủ hơn cho các bạn.

OK, let’s go! Trước tiên các bạn cần phải hình dung được tượng vạt mảng góc nghiêng nó là như thế nào đã.

ĐÂY LÀ HAI GÓC NGHIÊNG PHỔ BIẾN MÀ PICS SẼ HƯỚNG DẪN CÁC BẠN TRONG BÀI VIẾT “CÁCH VẼ TƯỢNG GÓC NGHIÊNG”

TƯỢNG VẠT MẢNG

GÓC NGHIÊNG 2/3

TƯỢNG VẠT MẢNG

GÓC NGHIÊNG 3/4

Ở đây PICS chọn góc 2/3 để làm bài hướng dẫn cho các bạn. Tại sao lại như vậy? Đơn giản bởi vì góc 2/3 không quá nghiêng, vẫn thấy được phần lớn phần mặt ở xa nên các quy tắc về tỉ lệ, dóng trục khi mô tả qua ảnh sẽ dễ khiến cho các bạn hình dung hơn góc 3/4.

Trong bài viết này PICS có đề cập đến một số thuật ngữ về vẽ, bạn nào không hiểu có thể vào bài post bên dưới để tra cứu thêm nghen!

Tỉ lệ tượng vạt mảng ở góc nghiêng trông có vẻ rất phức tạp phải không?

Nếu các bạn đã xem bài viết về tỉ lệ tượng vạt mảng góc chính diện sẽ thấy nó hơi khác một chút tỉ lệ tượng vạt mảng ở góc nghiêng phải không nào?

Sơ sơ là vầy nè:

TỈ LỆ GÓC NGHIÊNG CỦA TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN KHÁC TỈ LỆ GÓC CHÍNH DIỆN NHƯ THẾ NÀO?​

Tỉ lệ góc chính diện xác định dễ dàng, dễ đo (cứ nhắm theo trục chạy dọc gương mặt mà đo thôi)

Tỉ lệ tượng góc nghiêng dễ xác dịnh nhưng lại dễ đo sai do người vẽ không biết nhắm vào đâu làm mốc để đo vì tượng nghiêng (cái này quan trọng lắm nè).

Dễ sửa do các trục hầu hết chỉ song song (trục ngang) hoặc vuông góc (trục dọc) với mặt đất.

Khó sửa nếu không hiểu về quy tắc dóng trục, quy luật xa gần.

Bố cục siêu dễ, chỉ cần canh cho tượng nằm giữa tờ giấy là xong.

LƯU Ý: BÀI VIẾT HƯỚNG DẪN DỰA TRÊN KINH NGHIỆM DẠY VẼ VÀ BẢN THÂN TỪ 2009 VỚI HÀNG NGÀN HỌC VIÊN THI ĐẠI HỌC ĐẠT ĐIỂM CAO VÀO CÁC TRƯỜNG KIẾN TRÚC, MỸ THUẬT CỦA PICS + SỰ TÂM HUYẾT KHÔNG GIẤU NGHỀ. CÓ THỂ NÓI ĐÂY LÀ SẢN PHẨM ĐỘC QUYỀN CỦA PICS STUDIO DÀNH CHO CÁC BẠN, VÌ THEO NHƯ PICS THẤY HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHƯA CÓ TÀI LIỆU HAY WEBSITE NÀO VIẾT BÀI HƯỚNG DẪN VẼ GÓC NGHIÊNG CỤ THỂ VÀ DỄ HIỂU NHƯ PICS ĐÂU NHA!

PICS sẽ làm rõ từng vấn đề một cho các bạn.

BÂY GIỜ CHÚNG TA SẼ BẮT ĐẦU VÀO VẤN ĐỀ CHÍNH!

BƯỚC 1: DỰNG KHUNG HÌNH PHẦN ĐẦU TƯỢNG

Trước khi vẽ các bạn nên nhớ:

Ưu tiên vẽ phần đầu trước cho PICS.

Tượng quay mặt về hướng nào thì khoảng không gian hướng đó trên giấy sẽ lớn hơn không gian sau đầu 1 chút.

Canh bố cục đầu xong nhớ để ý đến phần cổ và bệ của tượng. Có một số tượng có phần vai rất lớn nên nếu không quan sát kỹ sẽ vẽ bị lệch bố cục (mặc dù phần đầu thì đúng bố cục, tức ghê hông?).

Ok chưa? Rồi, đầu tiên các bạn đo tỉ lệ chiều cao & chiều ngang CỦA PHẦN ĐẦU TƯỢNG. Sau đó canh bố cục trên giấy rồi phác họa ra 4 cạnh như thế này.

BƯỚC 2: VẼ RA TỈ LỆ NGŨ QUAN THEO CÔNG THỨC CHUẨN

Đây là bước mà rất nhiều người “ăn hành” trong những ngày đầu học vẽ tượng góc nghiêng nè. Tại sao lại như vậy?

Vì ở tượng góc nghiêng, các bạn không biết dựa vào đâu để đo công thức tỉ lệ chuẩn (vì các trục ngang bây giờ thay vì song song mặt đất thì nó lại hơi nghiêng nghiêng).

Đó là lý do các bạn phải lấy một điểm làm mốc để đo tỉ lệ theo công thức chuẩn. Từ điểm làm mốc đó, các bạn cứ đo tỉ lệ như bình thường các bạn đo ở góc chính diện vậy thôi.

Như PICS nói ở trên, khi vẽ tượng ở góc nghiêng thì trục ngang bây giờ không còn song song với mặt đất nữa. Nhưng mình mới chỉ đang đo tỉ lệ thôi nên các bạn cứ phác họa các tỉ lệ ngũ quan là những đường thẳng song song mặt đất như ở góc chính diện, lát nữa ta sẽ xử lý sau hen!

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH CHIỀU NGANG CỦA TRỤC MẮT

Việc bây giờ là tìm ra được độ lớn chiều ngang của trục mắt rồi phác ra giấy.

Muốn tìm tỉ lệ chiều ngang nào chỉ cần đo lấy tỉ lệ chiều ngang đó trên mẫu rồi so sánh với tỉ lệ chiều dọc của mẫu là ra (tỉ lệ chiều dọc hiện giờ đã có các vị trí ngũ quan theo công thức chuẩn rồi nên việc so sánh bây giờ là rất dễ).

Đây là hình PICS vẽ chân dung một đứa em hồi 2023 để làm mẫu cho học trò xem tham khảo đó.

BƯỚC 4: TÌM ĐỘ LỚN CHIỀU NGANG CỦA MẮT

Đầu tiên các bạn hãy nhìn vào hình bên trái để biết được tỉ lệ chiều ngang mắt căn bản.

Cụ thể là:

Tổng chiều ngang của cả gương mặt = 5 con mắt.

2 con mắt sẽ cách nhau bằng 1 con mắt.

Cho nên, thay vì 2 con mắt sẽ cách nhau bằng 1 con mắt (hay có thể nói chiều ngang của trục mắt sẽ = 3 con mắt) thì bây giờ, con mắt nào ở gần các bạn nhất sẽ lớn nhất, các tỉ lệ còn lại sẽ nhỏ dần đi.

Bây giờ các bạn sẽ đi tìm tỉ lệ chiều ngang của con mắt gần nhất:

Đo tỉ lệ “mắt gần” trên mẫu, sau đó đem đi so sánh với tỉ lệ chiều cao của đầu (mốc bắt đầu tính từ phần cằm) để xem thử tỉ lệ chiều ngang của “mắt gần” bằng từ cằm đến đâu?

Theo như hình PICS vẽ minh họa thì chiều ngang “mắt gần” = từ cằm đến cao hơn miệng một xíu. Nhớ tỉ lệ đó, đo vào bài rồi vẽ trên giấy.

Tỉ lệ còn lại là những tỉ lệ nhỏ, ta chỉ cần ước lượng sao cho kích thước nhỏ dần đúng nguyên tắc “gần to – xa nhỏ” là xong.

BƯỚC 5: XÁC ĐỊNH ĐỘ DỐC CỦA SỐNG MŨI

Sử dụng phương pháp dóng trục để vẽ ra độ dốc của sống mũi chớ làm gì :)) Lúc này các bạn chỉ cần vẽ mũi ở dạng khối căn bản thôi là đủ!

BƯỚC 6: XÁC ĐỊNH CHIỀU NGANG CẰM & CHIỀU NGANG MIỆNG

Trước mắt phải vẽ con mắt ra cho đầy đủ đã.

Nhớ xác định đường tầm mắt của các bạn ở đâu để dóng trục cho đúng nha. Tầm mắt của PICS khi vẽ bài này là ngang với trục mắt của tượng.

Đối với “mắt xa”, các bạn chỉ cần dóng trục là tìm được chiều cao của nó rồi.

LƯU Ý: ban đầu PICS nói với các bạn về việc phác tỉ lệ ngũ quan bằng những đường thẳng song song mặt đất, các bạn nhớ không? Đến đây, các bạn dần dần điều chỉnh trục ngang lại được rồi.

Quay lại góc chính diện. Có phải các bạn thấy khi dóng trục dọc (từ hai tuyến lệ của mắt) dóng thẳng xuống thì tỉ lệ chiều ngang cằm = tỉ lệ khoảng cách giữa hai mắt không?

Áp dụng ngay vào bài vẽ thôi:

Đưa que đo vào vị trí tuyến lệ của hai mắt, dóng trục dọc thẳng xuống để tìm ra chiều ngang cằm.

Xác định luôn chiều ngang miệng, chiều ngang miệng thường lớn hơn chiều ngang cằm một chút.

Sau khi xác định xong, vẽ kỹ ra phần mũi & miệng.

Có phải khi PICS kéo dài trục mũi và trục miệng ra thì nó sẽ gần như giao nhau với hai vị trí dái tai và quai hàm không nè?

Đó là công thức chuẩn, tùy vào từng gương mặt & độ nghiêng mà công thức sẽ thay đổi đi chút đỉnh.

Ở góc nghiêng có một công thức giúp xác định sơ chiều ngang gương mặt nhanh hơn. Đó là:

Dóng trục để xác định vị trí xong rồi đo tỉ lệ, vẽ vào giấy.

Bắt đầu từ đây là mọi thứ dễ thở nhiều rồi!

BƯỚC 8: DÓNG TRỤC RỒI VẼ NHỮNG PHẦN CÒN LẠI VÀO

Do bài viết đã quá dài rồi, PICS cũng không muốn làm các bạn “đau đầu” thêm nữa :)) Nên ở phần này PICS sẽ ghi chú ngắn gọn hết mức có thể cho các bạn dễ theo dõi (mọi ghi chú PICS đều có ghi hết trên hình).

Ở phía dưới cũng có đính kèm video PICS hướng dẫn đánh bóng tượng vạt mảng góc nghiêng để các bạn có thể nắm cách lên sáng tối theo thứ tự đàng hoàng. Trong video Ms. cũng có đề cập đến các vấn đề cần lưu ý. Các bạn nhớ xem nha!

Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ:HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí.Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

Hướng Dẫn Làm Đẹp Ảnh Chân Dung

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

BƯỚC I – CHỈNH SÁNG TỐI VÀ LÀM TRẮNG DA

Làm sáng ảnh

1/ Nhấn Ctrl+J rồi nhấn phím V để tạo layer copy và chọn công cụ Move.

2/ Nhấn Alt+Shift+S rồi nhấn phím số 4 để chọn mode Screen cho layer 1 và giảm Opacity cho layer này còn 40%. (Tùy ý thích, các bạn có thể chọn giá trị lớn hơn 40% để ảnh sáng hơn hoặc nhỏ hơn 40% để ảnh tối hơn) (Xem ảnh 2) Ảnh 2

3/ Nhấn Ctrl+Shift+E để gộp 2 layer thành 1 layer duy nhất. Làm trắng da 4/ Nhấn Ctrl+J rồi nhấn Ctrl+Shift+U để tạo layer copy và chuyển layer copy này thành B&W. (Xem ảnh 3)

Ảnh 3

5/ Nhấn Ctrl+J rồi nhấn Alt+Shift+S để tạo thêm 1 layer copy B&W và chọn mode Screen cho layer mới tạo này. 6/ Nhấn phím số 6 để giảm Opacity của layer mode screen còn 60%. (Xem ảnh 4)

Ảnh 4

7/ Nhấn Ctrl+E rồi nhấn phím số 3 để gộp 2 layer B&W thành 1 layer B&W và giảm opacity của layer B&W này còn 30%. (Xem ảnh 5)

Ảnh 5

8/ Nhấn Ctrl+Shift+E để gộp 2 layer thành 1 layer duy nhất.

BƯỚC II – LÀM HỒNG MÔI + MÁ

9/ Tạo layer mới (layer 1) rồi pha màu đỏ tươi (hoặc đỏ sen …) theo ý muốn.

(Xem ảnh 6)

Ảnh 6

10/ Nhấn Alt+Backspace rồi nhấn phím số 6 để tô màu đỏ vừa pha cho layer 1 và giảm Opacity của layer 1 còn 60%.

11/ Chọn mode Color cho layer 1.

(Xem ảnh 7)

Ảnh 7

12/ Nhấp chuột vào nút Add Layer Mask để tạo mặt nạ lớp (Layer mask) (Xem ảnh 8)

13/ Nhấn Ctrl+i để mask trắng thành mask đen. (Xem ảnh 9)

14/ Nhấn phím B rồi phím D rồi phím số 1 để chọn công cụ cọ Brush màu trắng có Opacity cọ là 10%. (Xem ảnh 10)

15/ Quét cọ Brush vào môi và má (hay vùng nào bạn muốn có màu hồng) để làm ửng hồng môi và má của mẫu, càng quét nhiều thì màu hồng càng đậm (như trang điểm vậy). Sau khi quét xong nếu thấy “trang điểm” đậm quá các bạn có thể giảm bớt Opacity của Layer 1.(ở vd này mình giảm còn 40%) (Xem ảnh 11)

16/ Ctrl+Shift+E để gộp 2 layer thành 1 layer duy nhất.

BƯỚC III – LÀM MỊN DA Các bạn tham khảo hướng dẫn trg link này.Làm mịn da nâng cao

Kết quả cuối cùng.

Tips: Nếu sau 1 hồi xữ lý xong mà xem kỹ lại và cảm thấy rằng mình đã hơi quá tay (điều này thường hay gặp) thì cách khắc phục cũng rất đơn giản, mình hay làm như sau :

Đặt 2 layer gồm 1 layer chứa ảnh before (ảnh chưa xữ lý) bên dưới và 1 layer chứa after (ảnh đã xữ lý ) đặt bên trên. Sau đó giảm dần Opacity của layer after (bên trên) để chọn giá trị ưa thích nhất.

Thanks các bạn đã ghé xem và chúc các ban thành công.

Chụp Ảnh Chân Dung: 5 Tips Khiến Góc Nghiêng Của Bạn Trở Nên Thần Thánh

Với cách chụp nghiêng, bạn có cơ hội làm cho đối tượng của mình trông đẹp hơn bằng cách chọn góc mặt đẹp nhất của họ. Bạn hãy cố gắng xác định góc chụp khi gặp họ, tìm kiếm điểm cân bằng trên gương mặt họ và những khuyết điểm cũng như hình xăm, điểm không hoàn hảo,… Chẳng hạn, một số người có đôi mắt không đồng đều, thì bạn hãy nghiêng bên mặt có mắt to hơn. Hoặc bạn cũng có thể đối tượng của mình nếu họ có góc cạnh ưu thích và họ cảm thấy thoải mái khi chụp ở góc đó. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi chọn góc để chụp.

Chuẩn bị phụ kiện với góc chụp đó

Hãy chắc chắn rằng đối tượng của bạn trông thật đẹp khi chụp vì họ sẽ là tiêu điểm cho bức ảnh. Tùy thuộc vào quan điểm, concept của bạn, đối tượng của bạn có thể cần mặc quần áo chuyên dụng, trang điểm nhiều, trang điểm, tạo kiểu tóc tinh xảo và bao gồm các phụ kiện. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tác động của cú đánh của bạn một bức ảnh không chỉ dựa vào cách ăn mặc. Có rất nhiều người chụp ảnh chân dung hấp dẫn mà không cần bất kỳ trang điểm hay phụ kiện nào. Vì vậy, nó thực sự phụ thuộc vào thông điệp cũng như cách bạn truyền tải thông điệp đó đến gần với khán giả.

Bạn có thể thử để đối tượng của mình nhìn lên một chút, điều này mang lại một cái nhìn về hy vọng và thậm chí có thể đang suy nghĩ sâu sắc hoặc mơ về một tương lai phía trước. Nhìn xuống có thể có nghĩa là đối tượng đang suy ngẫm hoặc cảm thấy xúc động về một cái gì đó.

Một cách khác là bạn có thể yêu cầu đối tượng thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt. Đôi khi chỉ một vài cái nheo mắt nhỏ hay mấp máy môi, bạn cũng hoàn toàn có thể có những ý nghĩa khác cho bức ảnh. Hoặc thay đổi cách hị tạo dáng với cơ thể một chút, đặc biệt là vai, cánh tay và bàn tay của họ. Một vài gợi ý cho bạn là để tay chạm vào tóc, đặt một vài ngón tay lên mặt hay tạo dáng với đầu và cằm gần vai hơn.

Chụp từ các góc khác nhau

Nếu đối tượng của bạn không có góc chết và rất ăn ảnh thì bạn đừng hạn chết góc chụp của mình. Hãy tiếp tục đi chệch khỏi góc chụp thông thường. Hãy thử định vị máy ảnh ở đâu đó bên dưới đối tượng hoặc từ phía trên để tập trung vào phần mắt hoặc mũi. Một góc nữa mà bạn cũng cần xem xét đó là chụp theo chiều ngang. Bạn có thể thử một góc chụp nhiều tai hơn hoặc bằng mắt khác chỉ nhìn ra từ phía bên kia cho khuôn mặt hai phần ba.

Thử nghiệm các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau

Khi chụp bất cứ một thứ gì, đặc biệt là chụp ảnh chân dung, ánh sáng là một thứ vô cùng quan trọng. Bạn nên thử chụp với các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau để biết loại nào phù hợp với cách chụp nào. Khi đó, bạn sẽ bất ngờ với sự ảnh hưởng của ánh sáng với bức ảnh chân dung của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Do Art: Hướng Dẫn Vẽ Chân Dung Góc Nghiêng trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!