Bạn đang xem bài viết Phấn Hoa Là Gì ? – Phấn Hoa được cập nhật mới nhất trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1./ Phấn hoa là gì?
Phấn hoa hay còn gọi là phấn hoa ong hay phấn ong thực chất là những tế bào sinh sản giống đực của các loài hoa, là sản phẩm tự nhiên được con ong chăm chỉ thu lượm từ nhụy hoa, hạt nhỏ như hạt cát, có nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào phấn của mỗi loại hoa.
2./ Giá trị của phấn hoa trong cuộc sống:
Đối với ong:
Phấn hoa rất quan trọng,nó vừa là thức ăn, nguồn cung cấp vitamin,kháng thể của ong vừa là nguyên liệu để làm tổ, thiếu phấn hoa ong không thể làm tổ được.
Đối với nông nghiệp:
Việc ong đi thu lượm phấn hoa là cách thụ phấn cho cây tốt nhất trong việc truyền giống.
Đối với con người
: Uống phấn hoa hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh,cường tráng,đặc biệt uống phấn hoa còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng rất tốt,…vì trong phấn hoa chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,…
Một số cây cho rất nhiều phấn hoa: một hoa táo chứa gần 100k hạt phấn, hoa cafe chứa cả triệu hạt phấn,….
Hiện nay,phấn hoa hoàn toàn là sản phẫm tự nhiên, chỉ do con ong thu lượm được, con người chưa có cách nào thu lượm được.
Phấn hoa ong là một chất có giá trị dinh dưỡng cao,chứa nhiều vitamin, khoáng chất… và có những tính chất chữa bệnh đặc biệt.
3./ Có bao nhiêu loại phấn hoa :
Phấn hoa có rất nhiều loại, vì có bao nhiêu loại hoa thì có bấy nhiêu loại phấn hoa, tuy nhiên nhiều hoa cho rất ít phấn hoặc đã bị con người tàn phá nhiều nên không lấy được.
Hiện ở khu vực phía Nam chỉ lấy được các loại phấn hoa sau : phấn hoa cafe, phấn hoa đỏ, phấn hoa trà,…
4./ Thành phần dinh dưỡng của phấn hoa :
Theo các nhà khoa học, phấn hoa là thực phẩm bổ sung,có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất,vi chất,… rất cần thiết cho cơ thể.
Phấn hoa được ong thợ thu lượm từ nhiều loại hoa khác nhau nên có cấu tạo không giống nhau, các chất bỗ dưỡng trong đó có sự cân bằng hữu ích cho cả ong lẫn con người.
Rất khó phân tích cho rõ ràng chất lượng và thành phần dinh dưỡng của phấn hoa nhưng nói chung thành phần dinh dưỡng của phấn hoa ong được chia ra như sau:
24% chất đạm, 27% chất đường bột trong đó phần nhiều là đường đơn được bổ sung bằng mật hoa và mật ong tạo thành hạt phấn.
5% chất béo nhưng loại chất béo này cơ thể rất khó hấp thu nên nó không đóng góp vào thành phần năng lượng cho cơ thể.
Chứa nhiều khoáng chất như sắt, vôi, potat, kẽm, đồng, ma-nhê, măng-gan…chỉ dùng một vài gram trong ngày là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Rất ít muối nhưng lịa rất giàu các sinh tố nhóm B như B1, Riboflavin,Niacin,Folic acid,Pantothenic acid,Biotin và B6, không chứa các sinh tố hòa tan trong dầu như sinh tố D,K,E.
Chứa nhiều chất đạm nhất trong tất cả các nguồn đạm, ngoại trừ thịt gà. Rất giàu chất Ca-Rô-tin, tiền sinh tố A…
Đặc biệt rất giàu Caroten và Rutin ( Vitamin P).
5./ Công dụng của phấn hoa :
Chúng ta đã biết công dụng của mật ong đối với sức khỏe và làm đẹp, trong khi đó phấn hoa là thành phần chính tạo nên mật ong, chính vì vậy phấn hoa rất tốt cho sức khỏe và làm đẹp.
Công dụng của việc uống phấn hoa hàng ngày,bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể ngoài ra còn có công dụng làm đẹp và đặc biệt giá trị nhất là tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hỗn hợp phấn hoa mật ong có thể hòa tan chất bỗ dạng kiềm và cả các chất độc.
Phấn hoa có giá trị rất lớn về dinh dưỡng, vì thế trên thế giới hiện nay phấn hoa được dùng phổ biến để đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày, làm các loại bánh và thực phẩm đặc biệt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy uống phấn hoa hàng ngày có 8 công dụng với cơ thể con người như sau:
Tăng sức đề kháng, tăng tuổi thọ
Phòng tránh suy nhược cơ thể
Phòng tránh cao huyết áp
Phòng tránh xơ vữa động mạch và bệnh tiểu đường
Phòng tránh và chữa các bệnh về dạ dày như : viêm loét dạ dày hành tá tràng, đau dạ dày,…
Phòng tránh viêm gan
Tăng tuần hoàn máu, chống lão hóa, phóng xạ và ung thư.
Cải thiện chức năng sinh dục cho cả nam và nữ.
6./ Cách sử dụng phấn hoa tốt nhất:
Sử dụng phấn hoa có nhiều cách và tùy vào mục đích khác nhau nhưng cách sử dụng phấn hoa mang lại hiệu quả tốt nhất là uống phấn hoa pha nước ấm hàng ngày.
Tại sao uống phấn hoa với nước ấm là tốt nhất ? vì bản thân phấn hoa rất tốt nhưng nó cần chất dẫn để đưa vào cơ thể và cho cơ thể hấp thu tốt nhất không gì ngoài nước ấm.
Liều lượng uống phấn hoa hàng ngày thế nào là hợp lý ? để tốt cho cơ thể và giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ phấn hoa tốt nhất thì Trước mỗi bửa ăn khoảng 30p-60p pha 3-4 thìa café phấn hoa với khoảng 400ml nước ấm, sau đó uống là tốt nhất, nếu khó uống bạn có thể pha thêm mật ong cho dễ uống, liều lượng tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi bạn.
Tại sao nên uống phấn hoa với nước ấm(có thể thêm mật ong) trước bữa ăn? vì nước ấm chất dẫn tốt nhất làm phát huy hết giá trị của phấn hoa, kích thích dạ dày hoạt động và cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất.
Ngoài ra bạn có thể ăn phấn hoa trực tiếp nhưng cách này không làm phát huy hết công dụng của phấn hoa ong vì thiếu nước là chất dẫn tốt nhất, giúp phấn hoa phát huy tác dụng nhanh nhất trong cơ thể.
7./ Cách bảo quản phấn hoa tốt nhất:
Cách bảo quản phấn hoa tốt nhất là đựng trong hộp kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp vì phấn hoa có tính hút ẩm cao
8./ 3 lưu ý khi sử dụng phấn hoa :
– Phấn hoa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt, giúp cơ thể phòng tránh và hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh nhưng không phải là thuốc chữa bệnh.
– Không sử dụng phấn hoa ong cho trẻ nhỏ <2 tuổi
– Phấn hoa ong có thể gây dị ứng nên đối với người sử dụng lần đầu thì uống ít một, sau đó mới tăng liều lượng dần.
Chúng tôi với trên 20 năm kinh nghiệm nuôi ong, mùa nào phấn hoa đó với giá cả hợp lý, phấn hoa luôn mới,mùi vị và giá trị dinh dưỡng cao nhất.
Có bất kỳ thắc mác nào hãy gọi cho chúng tôi để được giải đáp.
Hiện chúng tôi thường xuyên có 3 loại phấn hoa sau:
Phấn hoa café
Phấn hoa đỏ
Phấn hoa tổng hợp
Hotline : 0967978455 – 0903028299
Bị Dị Ứng Phấn Hoa Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Chữa Dị Ứng Phấn Hoa
Phấn hoa là một loại bột mịn do cây cối, hoa, cỏ tạo ra để thụ phấn với các loại cây khác. Trong phấn hoa có thành phần Cellulose pentose, Extrin, Protein và Phosphore.
Ở những người dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch nhận diện các thành phần phấn hoa như một tác nhân xâm nhập gây nguy hiểm nên bắt đầu sản sinh các hoạt chất để chống lại phấn.
Sự phản ứng quá mức này được gọi là phản ứng dị ứng phấn hoa ((tên khoa học là Hay Fever). Đây cũng là lý giải cho câu hỏi tại sao lại bị dị ứng phấn hoa?
Một số người bị dị ứng với phấn hoa quanh năm, trong khi có người chỉ bị trong những thời điểm mùa nhất định. Cụ thể là:
– Tháng 2 đến tháng 11: Đây là giai đoạn phấn hoa phát tán, người bệnh rất dễ bị dị ứng khi đi dạo gần vườn hoa vào những ngày nhiều gió.
– Tháng 5 đến tháng 6: Giai đoạn này phấn hoa hoạt động mạnh mẽ, cỏ dại và cây cối sinh trưởng cũng là mùa côn trùng sinh sản nhiều nên dễ dị ứng phấn hoa và côn trùng.
– Giữa mùa hè: Tế bào rêu mốc phát triển và chúng sẽ tồn tại đến mùa đông, đó cũng là một nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa.
Tùy theo cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc mà người bệnh có thể bị dị ứng ở mức độ nặng nhẹ khác theo với những dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa sau đây:
– có dấu hiệu chảy nước mắt, đỏ mắt, Dị ứng phấn hoa ở mắt dị ứng phấn hoa ngứa mắt.
III – Những loại hoa dễ bị dị ứng phấn hoa
Phấn hoa ly là một trong những tác nhân có thể gây dị ứng vì bản thân phấn hoa có chứa protein nên có thể gây dị ứng mẩn ngứa cơ thể hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi.
Tuy đây là dược liệu nhưng có một vài người có biểu hiện khi tiếp xúc với phấn hoa thông, đặc biệt là vào tháng 4-5, khi hoa nở rộ.
Người bệnh bị dị ứng với phấn hoa thông tươi cũng rất dễ dị ứng với phấn hoa sau khi đã bào chế thành dược liệu.
Đối với những người bị dị ứng phấn hoa thì hàng năm vào mùa xuân mùa của hoa anh đào là thời kỳ vô cùng khó chịu và khổ sở.
Phấn hoa có nhiều trong không khí, xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường mũi, mắt và miệng gây ra các dị ứng phấn hoa biểu hiện ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,…
Hoa bồ công anh có thể gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc và khi dùng bên trong hoặc bôi lên da. Những ai dễ bị dị ứng với hoa cúc cũng có khả năng bị dị ứng với hoa bồ công anh.
Nếu ngửi nhiều quá có người bị dị ứng, gây ho, hen suyễn, mẩn ngứa, dễ gây cảm giác choáng váng, mệt mỏi, khó thở.
Dị ứng phấn hoa sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời khô và lộng gió. Lúc này trong gió và không khí sẽ chứa lượng lớn phấn hoa, nếu không cẩn thận hít phải có thể gây dị ứng.
Rất nhiều người mỗi năm tới mùa hoa xoan nở liền bị nổi các nốt đỏ lựng và ngứa như , khoảng 1 ngày thì lặn rồi nổi các nốt mới, gây ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do dị ứng với phấn hoa xoan. Loại phấn hoa này còn gây viêm mũi, viêm xoang dị ứng.
Tuyết Tùng là một loại cây ở Nhật, còn có tên Sugi dùng để làm vật liệu xây dựng. Hoa thụ phấn trong những tháng mùa đông, thường là giữa tháng 11 và tháng 1.
Những người dị ứng sẽ có các dấu hiệu của dị ứng phấn hoa điển hình là mắt dị ứng phấn hoa gây ngứa, mũi, hắt hơi, ngạt mũi,…
IV – Dị ứng phấn hoa uống thuốc gì? Thuốc dị ứng phấn hoa
Tùy theo tình trạng và mức độ dị ứng mắc phải mà có nhiều cách xử lý khác nhau như Dị ứng phấn hoa thì phải làm sao? thuốc chữa dị ứng phấn hoa đường uống, thuốc tiêm, thuốc xịt mũi hoặc sử dụng mẹo dân gian.
1. Xử lý bằng thuốc uống dị ứng phấn hoa
Người bị dị ứng thường được bác sĩ kê các loại thuốc kháng Histamine để điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, kìm hãm và đẩy lùi được các triệu chứng do bệnh gây ra như: phát ban, ngứa rát, sưng đỏ, ngứa mắt vì dị ứng phấn hoa… Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi làm sao để hết dị ứng phấn hoa?
Dùng thuốc xịt mũi dị ứng phấn hoa là một trong những phương pháp hữu hiệu khi bị dị ứng phấn hoa. Nó có tác dụng chống viêm, chống ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng vùng mũi như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… nhưng chỉ với những người bệnh nhẹ, đối với trường hợp nặng, thuốc không có tác dụng.
Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc chữa dị ứng phấn hoa khác mà không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêm.
Cũng có trường hợp được tiêm phòng dị ứng phấn hoa.
4. Dị ứng phấn hoa và cách chữa dân gian
– Dùng nghệ : Nghệ có khả năng ngăn chặn quá trình tiết histamin – nguyên nhân gây dị ứng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm, khó chịu.
– Mật ong : Đối với tình trạng dị ứng phấn hoa mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng kích ứng, viêm nhiễm.
Cách thức thực hiện phương pháp này rất đơn giản, người bệnh chỉ ăn 2 thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng mật ong nguyên chất để tăng hiệu quả.
Gợi ý cho câu hỏi làm gì khi bị dị ứng với phấn hoa bằng hương pháp tại nhà mang tính chất tham khảo vì chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị. Dùng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng để hỗ trợ điều trị khi kết hợp cùng phương pháp khác.
V – Cách giảm dấu hiệu dị ứng phấn hoa bằng kem Yoosun rau má
Nhờ thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E cùng các hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… giúp dưỡng ẩm da hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.
Chất kem Yoosun rau má mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu ở vùng d a bị dị ứng phấn hoa ngay sau khi sử dụng.
Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.
Cách sử dụng rất đơn giản: Vệ sinh vùng da dị ứng với phấn hoa, thoa một lượng vừa đủ kem Yoosun rau má lên, thấm nhẹ nhàng, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần.
– Không phơi quần áo gần nơi có phấn hoa cũng là cách hạn chế tình trạng người lớn và trẻ sơ sinh bị dị ứng phấn hoa.
– Người có tiền sử dị ứng cần hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời vào những ngày nhiều gió để tránh sự tiếp xúc của cơ thể với phấn hoa gây dị ứng. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi dị ứng phấn hoa nên kiêng gì?
– Khi ra ngoài nên dùng khẩu trang hoặc dụng cụ che chắn. Cách này thường áp dụng cho những người dị ứng phấn hoa ở hàn, Nhật,…
– Vệ sinh môi trường sống và phòng ngủ, đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin C, uống nhiều nước,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.
– Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.
– Người dễ bị dị ứng cần hạn chế trồng hoặc trưng bày các loại hoa vì có thể khiến phấn của chúng lan tỏa vào không gian sống kích hoạt dị ứng.
– Có thể sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà có trẻ dị ứng với phấn hoa để giữ cho môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Phân Hoa Là Gì? (Pollen)
Phấn hoa là những hạt nhỏ có đường kính và trọng lượng thay đổi, bay trong không khí và rải theo gió để truyền phấn vào nhuỵ hoa cho những thảo mộc cùng loại. Những loại phấn hoa có tầm quan trọng nhất của dị ứng phấn hoa tại Na uy thuộc các loại cây như : cây tống quán sủi, cây phỉ và cây phong. Ngoài ra, còn có cây chí mẫu cùng tất cả các loại cỏ, đặc biệt là cỏ ”timotef và cỏ vườn cây ăn quả. Ngoài ra là phấn hoa từ Salix (liễu dê, cam osage và cây liễu) và cây ngải cứu.
Những dấu vết của nấm mốc cũng đem lại những khó chịu như phấn hoa. Dị ứng phấn hoa do bởi việc bạn phản ứng thuộc về dị ứng đối với một vài chất protein có trong một số loại phấn hoa. Dị ứng phấn hoa được gọi theo từ ngữ chuyên môn là “dị ứng theo mùa” và theo từ ngữ dân gian được gọi là “chứng sổ mũi vị dị ứng”.
Chúng ta liên hệ với phấn hoa qua việc hít phấn hoa vào các đường hô hấp, thêm vào đó phấn hoa bám chặt vào da, tóc và mắt. Đối với hầu hết mọi người thì việc này không gây phiền toái nào cả. Với người bị dị ứng thì hệ thống kháng nhiễm sẽ bị kích động, và có phản ứng sưng lên ở mũi và / hoặc ở mắt.
Ai có thể bị dị ứng phấn hoa?
Dị ứng phấn hoa xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 5-40 tuổi và trông có vẻ như càng ngày càng có nhiều người bị dị ứng phấn hoa.
Sự hiện hữu của dị ứng phấn hoa :
Chúng tôi ước đoán có 20% dân số, khoảng gần 1 triệu người Na uy bị dị ứng phấn hoa ở mức độ nghiêm trọng nhiều hoặc ít.
Theo số liệu từ GA2LEN (Mạng lưới châu Âu về Dị ứng và hen suyễn toàn cầu), tỷ lệ mắc dị ứng phấn hoa ở trẻ em trong độ tuổi trẻ là 10-20% và 15-30% ở thanh thiếu niên.
Ở những người có bệnh hen suyễn, khoảng 80% bị dị ứng phấn hoa, và khoảng 15-30% những người bị dị ứng với phấn hoa bị bệnh hen suyễn.
Ở đâu có phấn hoa?
Phấn hoa được tìm thấy với số lượng nhiều ở không khí ngoài trời vào những thời điểm nhất định trong năm. Vào mùa xuân, có phấn hoa từ cây cối và cuối mùa hè có phấn từ cỏ và cây ích mẫu là những nguồn phấn nhiều nhất. Thông thường ở những vùng duyên hải và ở núi cao có ít phấn hoa hơn.
Phấn cỏ và phấn cây ích mẫu bay rải rác trong những khoảng cách vài trăm mét, trong khi phấn từ các cây có thể bay rải rác hàng dặm. Đặc biệt nói đến phấn từ cây phong, có thể thí dụ như từ những khu vực ở miền nam nước Phần lan hoặc Baltic bay rải rác đến tận miền bắc Na uy vào lúc có gió đông bắc ổn định.
Mỗi ngày trong suốt nửa năm muà hè đều có dự báo về phấn hoa đưa ra sự cập nhật về những nơi ở Na uy có mùa phấn của các loại phấn hoa khác nhau, đặc biệt là những loại phấn gây dị ứng. Thí dụ : mùa phấn của cây phong tại Oslo qua đi, rồi mới bắt đầu tại Tromsø. (Hãy xem chúng tôi và www.pollenvarslingen.no)
Những triệu chứng nào gây dị ứng phấn hoa?
Khi bị dị ứng phấn hoa, bạn thường chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi. Bạn chảy nước mắt, ngứa ở mắt, mắt đỏ và sưng lên. Người mắc bệnh phải thở bằng miệng nhiều hơn và do đó không khí đi xuống vào trong phổi không được làm ấm lên, làm ẩm và làm sạch các phân tử nhỏ, ví dụ như phấn hoa.
Có người cũng bị suyễn trong mùa phấn hoa. Người bị dị ứng cảm thấy mệt mỏi, thiếu sảng khoái và bị giảm khả năng tập trung, khả năng học hành. Nhiều người cảm thấy dị ứng phấn hoa gây ảnh hưởng đến việc làm và kết quả học hành.
Nhiều người bị dị ứng phân hoa có thể cảm thấy những phản ứng xen kẽ – hãy xem Thực tế về những phản ứng xen kẽ.
Làm thế nào để đưa ra sự chẩn đoán về dị ứng phấn hoa?
Tại bác sĩ có kiến thức về dị ứng, bạn có thể được thử dị ứng để xem bạn có phản ứng nào với phấn hoa, bụi trong nhà, nấm mốc, những thứ nhỏ li ti từ thú vật v.v . . . Một giọt nhỏ có chứa chất thử nghiệm, thí dụ như một dung dịch phấn hoa sẽ được đặt trên da. Qua giọt này, bạn sẽ được chọc một lỗ nhỏ trong da. Một vùng đỏ, ngứa với da sưng phòng có màu trắng sau 15 phút cho thấy là bạn bị dị ứng với loại phấn hoa có ở trong dung dịch hoà tan.
Điều quan trọng là không dùng thuốc dị ứng trong 7 ngày trước khi bạn thử dị ứng.
Việc lấy máu để thử dị ứng cũng có thể cho thấy bạn có dị ứng phấn hoa hay không.
Sự chữa trị dị ứng phấn hoa:
Điểm chính trong tất cả các cách chữa trị dị ứng là tìm cách tránh những chất mà bạn không chịu được.
Có một số các loại thuốc chống dị ứng phấn hoa. Việc chữa trị có thể thực hiện bằng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt, thuốc viên chống dị ứng, thuốc hít hoặc thuốc chích. Thuốc dị ứng, ngoại trừ việc chủng ngừa dị ứng (xem Thực tế về chủng ngừa dị ứng) không phải là chữa bệnh, mà chỉ làm giảm sự khó chịu. Mục đích của điều trị là làm tốt nhất có thể, sử dụng số tiền thuốc ít nhất.
Bác sĩ của bạn sẽ giúp bạn chọn loại thuốc thích hợp nhất với bạn. Điều quan trọng cần biết là những thuốc dị ứng có tác dụng phòng ngừa. Mặc dù bạn không còn có những triệu chứng nào trong những ngày ít phấn hoa, nhưng bạn vẫn phải dùng những thuốc này thường xuyên mỗi ngày trong suốt muà phấn hoa.
Điều quan trọng để biết là những khó chịu này có thể gia tăng đáng kể bởi những chất gây dị ứng như : khói thuốc, khói xe, bụi, nước hoa, gió, sự thay đổi nhiệt độ, nhiễm trùng, những yếu tố tình cảm và hóc môn.
(Xem chỉ dẫn về chích ngừa dị ứng)
Những biện pháp / những lời khuyên tốt khi bị dị ứng phấn hoa :
Hãy sử dụng thuốc kháng histamin theo toa thuốc của bác sĩ khoảng 1 tuần trước khi tiếp xúc với phấn hoa.
Thuốc phải được sử dụng thường xuyên và phòng chừa, ngay cả khi vào những ngày nhất định bạn không có hoặc ít có vấn đề.
Học sinh và sinh viên bị dị ứng phấn hoa có thể xin (trong thời gian thích hợp) được kéo dài thời gian làm bài thi. Phải đính kèm giấy chứng nhận gần đây của bác sĩ.
Nếu bạn bị bệnh hen suyễn, bạn phải sử dụng lịch trình điều trị mà bác sĩ đã đưa cho bạn để tăng liều lượng của thuốc hen suyễn.
Trong mùa phấn hoa, mọi người dễ dàng trở nên quá nhạy cảm với chất gây dị ứng và các chất kích thích khác. Hãy cẩn thận về vệ sinh, mùi hương mạnh, khói thuốc lá vv
Tránh đừng mở cửa để làm thoáng nhà lúc phấn hoa bay rải rác nhiều nhất, đó là từ buổi sáng cho đến xế chiều.
Đừng phơi quần áo ngoài trời vào giấc trưa. Các hạt phấn sẽ dính chặt vào quần áo.
Hạt phấn cũng có thể bám vào cả quần áo và tóc. Gội đầu trước khi đi ngủ.
Hãy cẩn thận khi tham gia các hoạt động thể chất vào những thời điểm khi phấn hoa đang phát tán ở mức cao.
Nếu bạn có một máy bơm nhiệt, hãy sử dụng các chức năng làm mát vào những ngày hè nóng bức. Sau đó bạn có thể đóng cửa sổ và sự thâm nhập của phấn hoa được giảm thiểu.
Hãy nhớ rằng các bộ lọc trong các hệ thống thông gió trong nhà và các loại xe phải được thay thế / làm sạch thường xuyên.
Nghỉ lễ tại một thời điểm vào mùa hè khi có rất ít phấn hoa trong không khí, hoặc đi du lịch đến những nơi có ít hoa nở. Đi lên vùng núi hoặc ra bờ biển nói chung có ít phấn hoa hơn những nơi khác.
Sử dụng chúng tôi Bạn có thể xác định được các loại phấn hoa và các khu vực bạn muốn được thông báo.
Thiên Hoa Phấn Là Gì? Nó Có Tác Dụng Gì Đối Với Cơ Thể?
Tìm hiểu về thiên hoa phấn
Thiên hoa phấn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau trong thực tế. Như qua lâu, rễ dưa trời, rễ dưa núi… Tên khoa học của nó là Trichosanthes kirilowii Maxim. Đây là một loài thực vật nổi bật nằm trong họ bầu bí.
Thông thường, khi nhắc tới thiên hoa phấn chính là nhắc tới củ của cây qua lâu. Nó có dạng rễ hình trụ không đều với chiều dài từ 8 đến 16 cm. Đường kính của củ nằm trong khoảng từ 1,3 đến 5,5 cm. Bên ngoài củ có màu vàng nâu nhẹ, hoặc xanh vàng với những nếp nhăn nằm rải rác theo chiều dọc.
Thiên hoa phấn có dạng đặc cứng. Khi bẻ gãy củ bên trong có màu trắng, đôi khi màu hơi ngả vàng có bột. Vân gỗ trong củ có màu vàng, xếp tỏa tròn trên bề mặt cắt ngang của củ và vân chạy theo chiều dọc thân một cách độc đáo.
Trong đông y, thiên hoa phấn là vị thuốc không có mùi. Vị thuốc hơi đắng nhẹ. Nó được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh khác nhau. Củ của cây qua lâu có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với những vị thuốc khác.
Thành phần hoá học đáng chú ý của thiên hoa phấn là gì?
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về thiên hoa phấn. Các nhà khoa học đã tìm thấy trong sản phẩm này nhiều thành phần hoá học nổi trội. Như trichosanthin, karasurin A, B, C, T 33. Ngoài ra còn có các saponin quý cũng như polysaccharide.
Đó đều là những chất hoá học quý, có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Khi sử dụng đúng cách, những hoạt chất này sẽ hỗ trợ điều trị bệnh cũng như đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh hơn nhiều.
Công dụng của thiên hoa phấn là gì?
Theo đông y, thiên hoa phấn có vị ngọt, hơi đắng với tính mát. Nó có những tác động tuyệt vời trong điều trị những bệnh sau đây:
Trong thiên hoa phấn, Lectin là một thành phần nổi trội. Nó có tác dụng hỗ trợ làm hạ đường huyết nhanh chóng ở những người mắc tiểu đường phụ thuộc insulin.
Những thử nghiệm thực tế cho thấy, Lectin dễ dàng làm hạ đường huyết nhanh chóng sau một thời gian sử dụng. Đồng thời, làm giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm gây nên bởi đái tháo đường.
Trong củ thiên hoa phấn, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng loạt hoạt chất chống oxy hóa hiệu quả. Khi sử dụng, nó có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên. Đồng thời, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm. Đây chính là điều khiến thiên hoa phấn được sử dụng rất nhiều trong thực tế.
Sắc thuốc gồm 8 gam thiên hoa phấn, 20 gam hoài sơn. Mỗi ngày uống 1 thang trong vòng 2 tháng.
Chuẩn bị 16 gam đương quy, 16 gam thiên hoa phấn. Đem tất cả sắc với nước bạch mao măn dùng hết trong ngày.
Trộn sinh địa, thiên hoa phấn, mạch môn theo tỷ lệ 1:1:1. Đem tất cả phơi khô, tán nhỏ để tạo thành bột rồi tạo viên hoàn. Từ đó, tạo được thuốc dùng hàng ngày.
Để sử dụng thiên hoa phấn, bạn có thể áp dụng những bài thuốc sau đây:
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý sử dụng những sản phẩm này một cách cẩn thận. Cần tuyệt đối đảm bảo khối lượng, tỷ lệ sản phẩm. Nếu không, hiệu quả mang lại sẽ không được như ý.
Một cách khác để tận dụng thiên hoa phấn trong điều trị tiểu đường chính là sử dụng Bepharin. Đây là sản phẩm thảo dược được làm từ nhiều nguyên liệu quý trong thiên nhiên. Nổi bật có thể kể tới sanh địa, nhục thung nhung, thiên hoa phấn… Nó sẽ giúp điều trị tiểu đường cũng như hỗ trợ phòng chống nguy cơ biến chứng một cách nhanh chóng nhất.
Liên hệ với Nesfaco ngay hôm nay
Hiện tại, Bepharin đã có mặt tại cửa hàng của Nesfaco. Ngoài ra, chúng tôi cũng có nhiều sản phẩm khác có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài việc sử dụng thiên hoa phấn, bạn cũng nên dùng thêm Bepharin.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
Hotline: 093 878 6025 – 032 657 1357 – 028 7300 2328
Email: info@nesfaco.com
GPKD: Số 0315462142 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh cấp
Số Giấy Công bố: Số 8503/2019/ĐKSP do cục VSATTP – Bộ Y Tế cấp
Địa chỉ: Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Nếu bạn đang băn khoăn về việc điều trị tiểu đường cũng như thiên hoa phấn là gì, hãy liên hệ ngay với Nesfaco. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc cơ thể tốt nhất và điều trị tiểu đường một cách hiệu quả đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phấn Hoa Là Gì ? – Phấn Hoa trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!