Xu Hướng 3/2023 # Tiếp Tục Thua Kiện Vì Gây Ung Thư, Johnson &Amp; Johnson Phải Bồi Thường Số Tiền ‘Khủng’ # Top 8 View | Duhocbluesky.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tiếp Tục Thua Kiện Vì Gây Ung Thư, Johnson &Amp; Johnson Phải Bồi Thường Số Tiền ‘Khủng’ # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tiếp Tục Thua Kiện Vì Gây Ung Thư, Johnson &Amp; Johnson Phải Bồi Thường Số Tiền ‘Khủng’ được cập nhật mới nhất trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cụ thể, Johnson & Johnson đang phải đối mặt với khoảng 1.200 vụ kiện ở Mỹ do đã không cảnh báo khách hàng về nguy cơ gây ung thư của phấn rôm Johnson Baby Power dành cho em bé. Bột talc – thành phần chính trong phấn rôm – được cho là nguyên nhân gây ra việc phát triển tế bào ung thư buồng trứng của người sử dụng.

Cụ thể, bột talc được làm từ talc, một khoáng chất mềm được tìm thấy trong các trầm tích thường nằm gần các mỏ amiăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình khai thác. Tiếp xúc với sợi amiăng có thể dẫn đến u trung biểu mô, một loại ung thư hiếu chiến phát triển trong niêm mạc phổi, bụng hoặc tim.

Phấn rôm Johnson & Johnson bị kiện vì gây ung thư, tiếp tục bồi thường gần 40 triệu USD. Ảnh: Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo

Với đặc tính hút nước, hút dầu nhanh và khử mùi, phấn rôm được các bà mẹ sử dụng nhiều cho trẻ nhỏ và nhiều người cũng có thói quen bôi vào các vùng dễ ra mồ hôi. Trẻ em nếu hít phải các sản phẩm có chứa bột talc có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và sưng phổi.

Mới đây nhất, Stephen Lanzo, 46 tuổi, đã kiện Johnson và một trong những nhà cung cấp của hãng này sau khi được chẩn đoán là mắc bệnh u trung biểu mô năm 2016. Ông cho rằng nguyên nhân là do các sản phẩm phấn talc mà ông đã sử dụng trong hơn 30 năm.

Vụ kiện do Lanzo và vợ Kendra đưa ra sau khi biết rằng sản phẩm của Johnson bị ô nhiễm chất amiăng, một chất gây ung thư, nhưng hãng này không hề cảnh báo công chúng. Thẩm phán đã phán quyết cặp vợ chồng này sẽ được bồi thường $30 triệu từ ngân hàng Verona, New Jersey và $7 triệu cho người vợ.

Johnson & Johnson cho biết đã tiến hành thử nghiệm rộng rãi để đảm bảo rằng không có sản phẩm bột talc của nó có amiăng. Hãng này sẽ chịu trách nhiệm cho 70% thiệt hại và 30% còn lại do Imerys Talc, một nhà cung cấp khoáng sản, chịu trách nhiệm bồi thường.

Trước đó, một bồi thẩm đoàn ở Los Angeles đã yêu cầu hãng Johnson & Johnson bồi thường khoản tiền kỷ lục 417 triệu USD cho nguyên đơn là bà Eva Echeverria, một người dân ở California, đang phải nằm viện điều trị ung thư buồng trứng. Bà Echeverria đã đệ đơn khởi kiện, cáo buộc loại phấn rôm trẻ em của hãng Johnson & Johnson đã khiến bà bị ung thư buồng trứng sau một thời gian rất dài sử dụng.

Đây là phán quyết đặt ra mức phạt lớn nhất với Johnson & Johnson trong số hàng loạt các vụ kiện tương tự nhằm vào hãng này trên toàn nước Mỹ. Bà Echeverria cáo buộc Johnson & Johnson đã không cảnh báo đầy đủ với người tiêu dùng về các nguy cơ ung thư tiềm ẩn trong sản phẩm phấn rôm.

( Nguồn chúng tôi )

Chính Thức Ngừng Sản Xuất Phấn Rôm Johnson &Amp; Johnson Vì Có Chứa Chất Gây Ung Thư

Đây là quyết định mới nhất của hãng sau khi phải đối mặt với các vụ kiện từ người tiêu dùng phấn rôm trẻ em của Johnson & Johnson có chứa chất gây ung thư. Cho đến thời điểm này, hãng đã phải đối mặt với hơn 19.000 vụ kiện từ người tiêu dùng do cáo buộc trong sản phẩm do nhiễm amiăng, một chất có hại cho sức khỏe.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), amiăng (trong đó có amiang xanh và nâu) là một trong những chất có thể gây ung thư. Hít thở sợi amiăng có thể gây bệnh bụi phổi amiăng, ung thư phổi và ung thư trung biểu mô. Các triệu chứng bệnh thường không xuất hiện cho đến khoảng 20 – 30 năm sau lần tiếp xúc đầu tiên với amiăng.

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ năm ngoái kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm nghi có chứa chất amiăng-một chất gây ung thư. Khoảng 50 sản phẩm được thử nghiệm, trong đó có Johnson & Johnson 620 gam. Sau khi nhận kết quả từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, Johnson & Johnson cho biết lô phấn rôm có mẫu thử dương tính với amiăng được sản xuất gồm 33.000 chai và đã tiến hành thu hồi lô sản phẩm này.

Các vụ kiện cáo buộc sản phẩm phấn của hãng nhiễm chất amiăng gây ung thư. Hãng khẳng định “vẫn chắc chắn tự tin vào sự an toàn của sản phẩm phấn Johnson’s Baby Powder với thành phần bột talc”. Dù chỉ chiếm 0.5% thị trường toàn nước Mỹ, nhưng cho đến nay hãng đã trở thành một biểu tượng sản phẩm thân thiện với mọi gia đình.

Giải thích về việc ngưng bán Baby Powder có thành phần bột talc tại Mỹ và Canada, hãng cho biết nhu cầu về sản phẩm này tại Bắc Mỹ giảm chủ yếu do thay đổi thói quen tiêu dùng và do thông tin sai lệch về độ an toàn của sản phẩm cũng như các vụ kiện.

Johnson & Johnson cho biết sẽ tiếp tục bán phấn rôm trẻ em tại Bắc Mỹ, trong khi tiếp tục bán cả 2 sản phẩm có thành phần bột talc và một số các sản phẩm khác tại các thị trường trên thế giới.

Johnson &Amp; Johnson Giấu Thông Tin Phấn Rôm Chứa Chất Gây Ung Thư?

Reuters vừa thông tin các tài liệu nội bộ của Johnson & Johnson cho thấy hãng biết phấn rôm của họ nhiễm amiăng từ lâu nhưng lại giữ kín thông tin này.

Năm 1999, Darlene Coker, 53 tuổi, sống ở phía đông Texas, được chẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư trung biểu mô. Đây là căn bệnh có nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc với amiăng. Hầu hết nam giới hít phải bụi amiăng trong các mỏ và ngành công nghiệp như đóng tàu mắc phải bệnh ung thư này.

Nghi ngờ từ 19 năm trước

Coker biết rằng bà sắp chết vì amiăng, nhưng bà không hiểu lý do bà đã tiếp xúc với amiăng như thế nào. Sau thời gian chiến đấu với mọi đau đớn, Coker đã thuê luật sư Herschel Hobson. Và họ phát hiện nguyên nhân có thể là loại phấn rôm trẻ em của hãng Johnson & Johnson (J & J) mà bà Coker sử dụng cho các con và chính mình.

Sau đó, bà Coker đã kiện hãng J & J với cáo buộc bột talc trong sản phẩm phấn rôm gây ra bệnh ung thư của bà. Tất nhiên, J & J đã phủ nhận cáo buộc. Họ khẳng định sản phẩm Baby Powder không có amiăng. Khi vụ án được tiến hành, J & J có thể đã tránh được việc bàn giao kết quả kiểm tra bột talc do tòa án bác bỏ yêu cầu mà phía luật sư của bà Coker đưa ra.

Cuối cùng, bà Coker không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ vụ kiện của mình. “Khi bạn là nguyên đơn, bạn có trách nhiệm phải chứng minh vụ kiện. Nhưng chúng tôi không có bằng chứng,” luật sư Hobson cho biết.

Tuy nhiên, đó là năm 1999. Hai thập kỷ sau, tài liệu mà bà Coker và luật sư của bà tìm kiếm được công bố. J & J buộc phải cung cấp hàng nghìn tài liệu, báo cáo nội bộ và các tài liệu bí mật khác với luật sư của một số trong 11.700 nguyên đơn cáo buộc sản phẩm phấn rôm của J & J gây bệnh ung thư cho họ.

Bà Darlene Coker cùng bác sĩ phẫu thuật của mình. Ảnh: Reuters.

Phát hiện chấn động

Cáo buộc của Reuters đưa ra vào thời điểm J & J đang đối mặt với hàng nghìn vụ kiện tụng về các sản phẩm phấn rôm, có thành phần chính là bột talc, gây ung thư cho người sử dụng.

Theo Reuters, Johnson & Johnson (J & J) đã không báo cáo với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) rằng ít nhất 3 xét nghiệm được tiến hành tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 tìm thấy amiăng trong bột talc.

Những dữ liệu đề cập tới việc bột talc bị nhiễm độc mà Reuters tìm thấy có trong báo cáo năm 1957-1958. Dữ liệu mô tả chất gây ô nhiễm trong bột talc là dạng sợi và nhọn. Đó là một trong sáu khoáng chất ở dạng sợi tự nhiên, gọi là amiăng.

Vào những thời điểm khác nhau đầu những năm 2000, các nghiên cứu tại J & J, của phòng thí nghiệm bên ngoài và nhà cung cấp của J & J đều cho kết quả tương tự. Báo cáo xác định chất ô nhiễm trong bột talc là amiăng hoặc mô tả chúng theo thuật ngữ thường áp dụng cho amiăng.

Sản phẩm phấn rôm của Johnson & Johnson dính phải hàng nghìn vụ kiện cáo buộc chứa chất gây ung thư. Ảnh: Reuters.

Năm 1976, khi FDA đang xem xét giới hạn của amiăng trong các sản phẩm phấn rôm, J & J đã khẳng định với cơ quan quản lý rằng không có chất amiăng trong bất kỳ sản phẩm phấn rôm nào được sản xuất trong giai đoạn 12/1972 – 10/1973. Thực chất, có ít nhất 3 xét nghiệm tại 3 phòng thí nghiệm khác nhau từ năm 1972 đến năm 1975 cho thấy có amiăng trong phấn rôm của hãng, trong đó có một trường hợp có lượng amiăng “khá cao”.

Hầu hết báo cáo nội bộ của J & J về xét nghiệm amiăng đều không tìm thấy amiăng. Tuy nhiên, trong khi các phương pháp thử nghiệm của J & J được cải thiện và tiên tiến theo thời gian, chúng luôn có những hạn chế cho phép các chất gây ô nhiễm không bị phát hiện. Và họ cũng chỉ thử nghiệm một phần rất nhỏ sản phẩm phấn rôm của công ty.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các cơ quan chức năng khác thừa nhận không có mức độ phơi nhiễm an toàn với amiăng. Trong khi nhiều người tiếp xúc với amiăng không bao giờ phát triển bệnh ung thư, đối với một số người khác, ngay cả một lượng nhỏ amiăng cũng đủ để kích hoạt bệnh nhiều năm sau đó.

Trước đó, vào tháng 7, J & J còn bị tòa án yêu cầu bồi thường 4,7 tỷ USD cho 22 phụ nữ cáo buộc phấn rôm của hãng khiến họ bị ung thư buồng trứng. Hầu hết trường hợp cho biết họ thường sử dụng các sản phẩm phấn rôm của J & J như chất chống mồ hôi và khử mùi ở gần vùng kín. Tuy nhiên, Alex Gorsky, Giám đốc điều hành J & J, đã cam kết rằng họ vẫn tự tin các sản phẩm của mình không chứa amiăng.

Hàng nghìn vụ kiện

Khẳng định của Gorsky, lặp lại trong rất nhiều tuyên bố của J & J, có thể đã bỏ qua một điểm quan trọng. Amiăng, giống như nhiều chất gây ung thư khác, có thời gian ủ bệnh dài. Chẩn đoán thường xảy ra nhiều năm sau khi tiếp xúc ban đầu, có thể lên tới 20 năm hoặc hơn. Các sản phẩm phấn rôm của J & J ngày nay có thể an toàn, nhưng phấn rôm có vấn đề trong hàng nghìn vụ kiện đã được bán và sử dụng trong 60 năm qua.

J & J khẳng định cáo buộc của Reuters là hoàn toàn sai và sản phẩm phấn rôm của họ “an toàn và không chứa amiăng”. Các luật sư của J & J cũng cho rằng bài báo của Reuters mang tính một chiều, sai sự thật, khiêu khích và là “một thuyết âm mưu phi lý”.

J & J cho biết họ sẽ kháng cáo các phán quyết gần đây chống lại họ. Họ vẫn luôn khẳng định các tuyên bố công khai rằng phấn rôm của họ là an toàn như đã được chứng minh trong nhiều năm qua. J & J đổ lỗi cho sự thiệt hại của mình là do sự nhầm lẫn và các quy tắc không công bằng của quan tòa và sự vô lý của khoa học.

Trong một phản hồi về cáo buộc của Reuters, J & J khẳng định Reuters vì lợi ích cá nhân đang xuyên tạc các tài liệu lịch sử, cố tình tạo ra sự nhầm lẫn trong phòng xử án và trên các phương tiện truyền thông. “Đây là tất cả những nỗ lực được tính toán để đánh lạc hướng mọi người khỏi thực tế là hàng nghìn xét nghiệm độc lập đã chứng minh bột talc của chúng tôi không chứa amiăng hoặc gây ung thư,” Giám đốc truyền thông toàn cầu của J & J cho biết.

Mặc dù vậy, sau cáo buộc này, cổ phiếu của J & J trong ngày 14/12 đã giảm hơn 10%, tương đương với 40 tỷ USD bị mất đi, mức sụt giảm lớn nhất từ trước tới nay.

Cổ phiếu của J & J sụt giảm nhiều sau cáo buộc của Reuters. Ảnh: Newweeks.

Amiăng độc hại như thế nào?

Khi các sản phẩm chứa amiăng bị xáo trộn, các sợi amiăng nhỏ sẽ được giải phóng vào không khí. Khi bạn hít phải các sợi này, chúng có thể mắc kẹt trong phổi và tồn tại ở đó trong một thời gian dài. Theo thời gian, các sợi này tích tụ, gây ra sẹo và viêm, ảnh hưởng đến hô hấp và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Phơi nhiễm amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi (tình trạng viêm ở phổi có thể gây khó thở, ho và tổn thương phổi vĩnh viễn) và các rối loạn phổi và màng phổi khác.

Theo Phương Mai (Tri Thức Trực Tuyến)

Johnson &Amp; Johnson Ngừng Bán Phấn Rôm Trẻ Em Nghi Chứa Chất Gây Ung Thư

Tập đoàn Johnson & Johnson sẽ ngừng bán bột phấn rôm Johnson Baby Powder tại thị trường Mỹ và Canada – Ảnh: Reuters

Tập đoàn chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ giảm doanh số bán sản phẩm, chiếm khoảng 0,5% doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng ở Mỹ, trong những tháng tới, nhưng các nhà bán lẻ sẽ tiếp tục bán hàng tồn kho hiện có.

Hiện tại, Johnson & Johnson (J & J) đang đối mặt với hơn 16.000 vụ kiện từ người tiêu dùng tuyên bố các sản phẩm bột tan của họ, bao gồm cả bột Johnson’s Baby Powder, gây ra bệnh ung thư. Phần lớn đang chờ phiên xét xử tại bang New Jersey của Mỹ.

Các vụ kiện cáo buộc rằng các sản phẩm bột tan của công ty đã bị nhiễm amiăng, một chất gây ung thư được biết đến. Trong khi đó, J & J cho biết họ vẫn kiên định tin tưởng vào sự an toàn của bột Johnson’s Baby Powder, dựa trên trích dẫn nghiên cứu khoa học từ nhiều thập kỷ.

Vào tháng Tư, một thẩm phán ở New Jersey đã phán quyết rằng hàng ngàn nguyên đơn cho rằng các sản phẩm bột tan của J & J gây ra bệnh ung thư có thể tiếp tục với các đòi hỏi của họ, nhưng phải đối mặt với giới hạn về những chứng cứ của chuyên gia sẽ được cho phép trong các thử nghiệm.

J & J vào tháng 12 năm ngoái cho biết, thử nghiệm của họ không tìm thấy amiăng trong phấn rôm trẻ em Johnson’s Baby Powder, sau khi các thử nghiệm do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không phát hiện ra sự tồn tại của amiăng trong sản phẩm của họ.

Cuộc thử nghiệm của FDA đã khiến rất nhiều sản phẩm bột phấn rôm Johnson Baby Powder bị thu hồi vào tháng 10.

Reuters năm 2018 cho biết, J & J đã biết trong nhiều thập kỷ rằng amiăng ẩn trong các sản phẩm bột tan của họ. Hồ sơ nội bộ công ty cũng ghi nhận, các cuộc thử nghiệm lâm sàng và các bằng chứng khác cho thấy ít nhất từ năm 1971 đến đầu những năm 2000, bột thô và bột thành phẩm của công ty đôi khi phát hiện một lượng nhỏ số amiăng.

Tuy nhiên, J & J đã nhiều lần tuyên bố rằng các sản phẩm bột tan của họ là an toàn, và nhiều thập kỷ nghiên cứu cho thấy chúng không chứa amiăng và chúng không gây ung thư.

Hiện J & J cho biết họ sẽ tiếp tục bán bột phấn rôm trẻ em làm từ bột ngô ở Bắc Mỹ và họ sẽ bán cả các sản phẩm làm từ bột và bột ngô ở các thị trường khác trên thế giới.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tiếp Tục Thua Kiện Vì Gây Ung Thư, Johnson &Amp; Johnson Phải Bồi Thường Số Tiền ‘Khủng’ trên website Duhocbluesky.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!