Phấn rôm là gì? Phấn rôm có công dụng ra sao?
Phấn rôm là dạng bột tinh luyện của một loại khoáng chất mềm nhất trên trái đất đó chính là Talc. Nó không tạo phản ứng hóa học khi ăn vào hay dùng trên da. Ngày nay, loại bột này được sử dụng nhiều trong công nghiệp để sản xuất thức ăn cho vật nuôi, sản xuất gạch men, chất khử mùi, xà phòng, giấy, nhựa đường,…Nhưng, sản phẩm phổ biến nhất được sử dụng là phấn thơm cho trẻ em.
Phấn rôm được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày
Chúng ta sử dụng phấn rôm trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều, nó có một số công dụng hữu ích sau:
Dầu gội khô: Đây là biện pháp chữa cháy khẩn cấp trong trường hợp không có thời gian gội đầu, khi mà tóc đang bết dính. Phun một lớp bột rôm khô sẽ cứu cánh cho mái tóc của bạn. Ngoài ra, nếu trong gia đình có nuôi thú cưng nhiều lông như mèo hay chó thì sử dụng bột rôm là một trong những cách vệ sinh lông cho vật nuôi rất hữu hiệu. Chúng rất lười tắm, bạn có thể dùng phấn rôm như một loại dầu gội khô để lớp lông của “thú cưng” thơm, mượt hơn mà không cần tắm nước, nhất là những ngày trời lạnh.
Tẩy vết bẩn dầu mỡ trên vải: Phấn rôm có đặc tính hút dầu, nên nếu bạn rắc một ít bột vào lớp vải bị ngấm dầu mỡ thức ăn thì dầu mỡ sẽ bị đánh bay khỏi lớp vải, giúp cho quần áo của bạn sạch sẽ trở lại.
Hút mùi trên giày: Đi giày và tất cả ngày dài sẽ làm chân của bạn liên tục tiết mồ hôi, rất bí bách, nên đôi khi gây ra những mùi khó chịu. Nếu xịt một ít phấn rôm trước khi đi giày nó sẽ giúp hút ẩm và tránh được cảm giác bí bách trên đôi chân.
Chống lại kiến: Nếu bạn thường xuyên đi dã ngoại, để ngăn côn trùng lại gần thức ăn và thảm trải, bạn có thể rắc thứ bột này xung quanh tấm thảm.
Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị rôm sảy?
Khi bé bị rôm sảy, làn da trở nên nhạy cảm hơn, dễ chịu kích thích từ các tác nhân bên ngoài. Nhiều mẹ lầm tưởng rằng thoa phấn rôm cho con sau khi tắm xong sẽ khiến bé sạch sẽ dễ chịu hơn, da khô hơn, nên rôm sẽ bay đi mất. Đây là hiểu lầm hết sức tai hại.
Sau đây là 2 lý do khiến cha mẹ hết sức “cảnh giác” khi dùng phấn rôm cho trẻ:
Phấn rôm có thể gây nghẽn đường hô hấp
Trong thành phần của phấn rôm ngoài bột Talc còn có cả silica, aminan, canxi, kẽm, chất béo và dầu thơm, nên nếu sơ ý để trẻ hít phải phấn rôm thì thật nguy hiểm. Phấn rôm di chuyển vào trong đường thở có thể làm khô màng nhày, khiến bé bị ho sặc, hen suyễn, nghiêm trọng hơn là nôn ói, mặt tím tái, phổi bị phù gây xơ hóa mô kẽ và tạo các hạt u.
Thực chất, dùng phấn sẽ không khiến cho rôm sảy giảm bớt. Các hạt bột siêu nhỏ này có thể lấp đầy bề mặt các lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc bài tiết mồ hôi. Chính vì vậy mà mẹ thấy làn da của bé rất khô thoáng vì việc thoát ẩm trên da đã bị phấn rôm chặn lại nó càng gây ra tình trạng bị hăm và rôm sảy nặng nề hơn.
Dùng phấn rôm trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư
Ở nước ta, mặc dù chưa có một thống kê cụ thể nào về những ca ngộ độc, hay ung thư do phấn rôm gây ra nhưng cha mẹ cũng nên hết sức cẩn trọng khi dùng loại bột này cho trẻ nhỏ.
Nên sử dụng phấn rôm thế nào cho an toàn?
Nếu mẹ dùng phấn rôm cho trẻ thì chỉ nên thoa ở lưng và mông, tránh tiếp xúc gần vùng kín, thoa một lượng nhỏ, từ từ, không được đổ trực tiếp lượng lớn lên da của trẻ.
Đừng bao giờ bôi phấn rôm lên mặt, mũi hoặc gần sát với mắt của con. Vì trẻ sẽ có nguy cơ cao hít phải loại bột này gây tắc nghẽn đường thở và nhiều hệ lụy khôn lường khác.
Không cho con ngồi trước quạt khi thoa phấn rôm, và tránh thoa quá thường xuyên.
Khi trẻ bị nổi sảy, việc quan trọng là giữ cho cơ thể bé thoáng mát bằng cách mặc trang phục thoải mái, co giãn tốt và cho bé chơi trong môi trường sạch sẽ, mát mẻ.
Biện pháp nào tối ưu cho trẻ bị rôm sảy mà không cần sử dụng phấn rôm? Trị rôm sảy bằng lá tắm
Bé nổi sảy chủ yếu do cơ thể nóng trong, không thoát được nhiệt ra ngoài vì lỗ chân lông bị tắc. Các bài thuốc dân gian từ khổ qua, lá khế, hương nhu…sẽ phát huy tác dụng làm giảm các nốt mụn và trả lại cho bé làn da mịn màng tươi mát.
Khi sử dụng lá để tắm cho bé phải rửa với nước muối nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn
Một số loại lá không làm sạch được nhờn trên da bé thì mẹ có thể tắm trước cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng
Sau khi tắm mẹ luôn nhớ phải tráng lại nước ấm cho bé để tránh bột lá còn đọng lại trên da gây viêm nhiễm
Khi nấu nước lá, nếu không đong cân được thì mẹ nhớ nấu nước loãng, không được nấu nước quá đặc
Nếu da bé đang bị mưng mủ hoặc trầy xước, có vết thương sâu thì không nên tắm lá
Sau khi tắm lá, mẹ cần theo dõi xem trên da bé có nổi mẩn hoặc hột đỏ không. Nếu có nên ngưng ngay vì có thể cơ địa bé không phù hợp.
Trị rôm sảy bằng Lá Tắm Dược Liệu Cỏ Mềm
Dùng “Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm”, mọi băn khoăn, lo ngại của mẹ về những đốm rôm sảy trên cơ thể trẻ sẽ nhanh chóng biến mất.
Bạn sẽ không phải tốn công, tốn sức mỗi lần tìm lá tắm cho bé.
Bạn cũng không sợ nếu lỡ như rửa lá chẳng sạch, khiến vi khuẩn làm hại da của trẻ.
Với Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm, sự kết hợp hoàn hảo từ thảo dược và các tinh dầu thiên nhiên, rất lành tính đối với da em bé và hoàn toàn không gây ra kích ứng hay những tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Khi sử dụng thì vô cùng dễ dàng: Mẹ chỉ cần pha 1 gói là tắm dược liệu Cỏ Mềm vào chậu nước tắm ấm và đợi 5 phút để cho các thành phần trong lá tắm được hòa tan. Khuấy đều và tắm cho bé nhẹ nhàng, massage cơ thể để bé thư giãn hơn tránh để bé cào gãi nên các nốt rôm sảy.
LÁ TẮM DƯỢC LIỆU – ngừa ngứa, đỡ rôm sảy, viêm da
Lá tắm dược liệu có tỷ lệ hợp lý các loại lá: Kim ngân, sài đất, hương nhu, hạt mùi già, tinh dầu tràm gió, tinh dầu Khuynh diệp, vv. giúp làm sạch, mát da, góp phần ngừa ngứa, đỡ rôm sảy cùng thành phần trà xanh có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn ngừa viêm da. Chống cảm lạnh cho bé khi tắm. An toàn cho mẹ bầu, trẻ sơ sinh
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP và có chứng nhận chất lượng.
1800.646.890