Đúng theo tên gọi, nhà chòi lá được xây dựng bởi cây và lá. Và, cây lá đó được lấy từ nguồn sẳn có tại chỗ. Gỗ tràm, xoan, v.v được xử lý qua quá trình hóa sinh tự nhiên bằng phương pháp ngâm nước dưới hầm, ao sẽ rất rắn chắn, dẽo dai, ít bị mối mọt đục khoét và lâu mục trong môi trường có độ ẩm cao, nhiều nấm mốc. Một bộ cột nhà bằng tràm được xử lý kỹ theo kinh nghiệm dân gian sẽ có khả năng sử dụng lâu đến hàng chục năm.
1. Mẫu nhà lá tròn, khung tre
2. Mẫu nhà lá 1 gian, mái mỹ, khung gỗ đước
Lá dùng để lợp nhà là lá cây dừa nước. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, thích nghi được cả ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Có lẽ người xưa cũng đã tìm nhiều loại lá lợp nhà, cuối cùng mới chọn được lá dừa nước làm vật liệu chính, bởi vì loại này tương đối bền trước sự thay đổi của thời tiết và khí hậu đặc thù miền nhiệt đới gió mùa ở Nam bộ. Vào mùa khô, lớp lá dừa nước bao bọc ngôi nhà, nhất là mái nhà trở thành lớp vật liệu cách nhiệt rất tốt.
3. Mẫu nhà lá không vách – khung gỗ
4. Mẫu nhà lá 1 gian dài, khung gỗ đước
5. Mẫu thiết kế nhà lá dài, khung gỗ
Đối với dạng nhà đơn sơ, bán kiên cố trước kia đều dùng lá dừa nước để lợp mái. Để lợp nhà đảm bảo không bị dột, có độ bền cao thì phải tính toán sao cho “đậu thước”. Người thợ sử dụng cây thước nách, còn gọi là thước ba (hình tam giác đều, 3 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 41,5cm). Từ nóc nhà đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình là 1,5cm
6. Mẫu thiết kế nhà lá nghệ thuật
7. Mẫu thiết kế nhà lá nhỏ vách bê tông
8. Mẫu nhà Rông Tây Nguyên
9. Mẫu thiết kế nhà lá trên sông